ĐỀ THI (HỎI ĐÁP) ĐẠI GIỚI ĐÀN ĐẠT ĐỒNG
TỈNH LONG AN-2020
DÀNH CHO GIỚI TỬ THỌ GIỚI SA-DI-NI
ĐỀ 1
- Thái tử Tất-đạt-đa đản sanh vào thời gian nào? Tại đâu? (2 điểm).
Thái tử Tất-đạt-đa đản sanh vào ngày trăng tròn (15âl) tháng tư (Vesakha) năm 624 TDL, bên cội cây Vô-ưu tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), kinh thành Ca-tỳ-la-vệ thuộc miền trung Ấn độ.
- Năm giới căn bản cho người tại gia và xuất gia gồm những giới nào? Kể ra? (2 điểm).
Năm giới căn bản cho người tại gia và xuất gia gồm:
- Không sát sanh. 4. Không nói dối.
- Không trộm cắp. 5. Không uống rượu.
- Không tà dâm.
- Hãy đọc tiếp đoạn kinh Di-đà sau: “Xá Lợi Phất, bỉ độ hà cố danh vi Cực lạc, kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ…”?(2 điểm).
“Xá Lợi Phất! Bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc.
Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuẫn, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo, châu tráp vi nhiễu, thị cố bỉ quốc danh vi Cực Lạc.
Hựu Xá Lợi Phất! Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bất công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ kim sa bố địa. Tứ biên giai đạo, kim, ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành”.
- Kể tên các oai nghi 20, 21,và 22? (2 điểm).
Oai nghi 20, 21 và 22 là: Nhập tụ lạc (vào chỗ dân cư), Thị vật (mua đồ vật), Phàm sở thi hành bất đắc tự dụng (làm gì cũng không được tự ý).
- Hãy đọc bài kệ Văn chung? (Nghe chuông)? (2 điểm).
Văn chung thinh, phiền não khinh
Trí huệ trưởng, bồ đề sanh
Ly địa ngục, xuất hoả khanh
Nguyện thành Phật, độ chúng sanh
Án già ra đế da sa ha./.
ĐỀ 2
Sau khi dạo bốn cửa thành, Thái tử đã trình lên vua cha những điều gì? Nếu vua làm được thì Thái tử sẽ không đi tu? (2 điểm).
Bốn điều đó là:
- Làm sao cho con trẻ mãi không già.
- Làm sao cho con mạnh hoài không đau.
- Làm sao cho con sống hoài không chết.
- Làm sao cho mọi người hết khổ.
- Hãy đọc đoạn đầu đệ nhất hội chú Lăng Nghiêm? (2 điểm).
“Nam-mô đát tát đát tha tô già đa da a ra ha đế tam-miệu tam-bồ-đề-tỏa. Tát đát tha Phật đà cu-tri sắc ni sam. Nam-mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ. Nam-mô tát đa nẫm tam-miệu tam-bồ-đà cu-tri nẫm. Ta xá ra bà ca tăng-già nẩm. Nam-mô lô kê a-la-hán đa nẫm. Nam-mô tô lô đa ba na nẩm. Nam-mô ta yết rị đà già di nẩm. Nam-mô lô kê tam-miệu già đa nẫm”.
- Năm giới căn bản cho người tại gia và xuất gia gồm những giới nào? Kể ra? (2 điểm).
Năm giới căn bản cho người tại gia và xuất gia gồm:
- Không sát sanh. 4. Không nói dối.
- Không trộm cắp. 5. Không uống rượu.
- Không tà dâm.
- Khi cất bước chân đi nên đọc bài kệ quán tưởng gì? (2 điểm).
Khi cất bước chân đi nên đọc bài kệ “Hành bộ bất thương trùng”
Nhược cử ư túc
Đương nguyện chúng sanh
Xuất sanh tử hải
Cụ chúng thiện pháp
Án, địa rị nhật rị sa ha.
- Xuất gia có mấy nghĩa? (2 điểm).
Xuất gia có 3 nghĩa:
- Xuất thế tục gia: ra khỏi nhà thế tục.
- Xuất phiền não gia: ra khỏi sự phiền não.
- Xuất tam giới gia: ra khỏi 3 cõi: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới./.
ĐỀ 3
- Thái tử Tất-đạt-đa xuất gia vào thời gian nào? (2 điểm).
Thái tử từ giả kinh thành Ca-tỳ-la-vệ, xuất gia vào ngày trăng tròn (mùng 8 hoặc 15) tháng 2 âm lịch năm 605 TTL (theo Bắc truyền) năm 595 TTL (theo Nam truyền).
- Lục hoà là gì? (2 điểm).
Lục hoà là sáu pháp hoà kính gồm có:
– Thân hoà đồng trụ. – Giới hoà đồng tu.
– Khẩu hoà vô tranh. – Kiến hoà đồng giải.
– Ý hoà đồng duyệt. – Lợi hoà đồng quân.
- Vì sao Đức Phật cấm sát sanh ? (2 điểm).
Đức Phật cấm sát sanh vì:
– Tôn trọng sự công bằng
– Tôn trọng Phật tánh bình đẳng
– Nuôi dưỡng và phát triển lòng từ bi
– Tránh nhân quả báo ứng oán thù
– Duy trì sự tồn tại của muôn loài.
- Hãy đọc câu nói nổi tiếng của Đức Phật nhấn mạnh việc xoá bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội Ấn Độ? (2 điểm).
Đó là câu: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn.”
- Hãy đọc bài Tán lễ Tây Phương trong thời Mông Sơn Thí Thực? (2 điểm).
Tán lễ Tây Phương
Cực lạc thanh lương
Liên-trì cửu phẩm hoa hương
Bảo thọ thành hàng
Thường văn thiên nhạc kim tương
A-di-đà-Phật đại phóng từ quang
Hoá đạo chúng sanh vô lượng, giáng kiết tường
Hiện tiền chúng đẳng ca dương,
Nguyện sanh an dưỡng
Hiện tiền chúng đẳng ca dương
Đồng sanh an dưỡng./.
ĐỀ 4
- Vì sao Thái tử Tất-đạt-đa phát tâm xuất gia? (2 điểm).
Thái tử dạo bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết của con người mà nhận thức được nỗi thống khổ của con người trong vòng sinh tử luân hồi và thấy hình ảnh một vị Sa-môn thanh cao, giải thoát nên muốn xuất gia để tìm chân lý giải thoát cho tất cả chúng sinh.
- Hãy đọc âm của giới thứ 1 (Bất sát)? (2 điểm).
“Sa-di-ni sơ giới bất đắc sát sanh, từ mẫn quần sinh như phụ mẫu niệm tử, gia ai nhuyễn động do như xích tử. Hà vị bất sát? Hộ thân khẩu ý. Thân bất sát nhân vật, kỳ hành suyễn tức chi loại, nhi bất thủ vi, diệc bất giáo nhân, kiến sát bất thực, văn sát bất thực, nghi sát bất thực, vị ngã sát bất thực”.
- Tam bảo là gì? Có mấy bậc? (2 điểm).
– Tam bảo là ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng.
– Tam bảo có ba bậc:
- Đồng thể tam bảo.
- Xuất thế gian Tam bảo.
- Thế gian trụ trì Tam bảo.
- Hãy tụng một đoạn bài tựa chú Lăng Nghiêm? (2 điểm).
“Diệu trạm tổng trì bất động tôn,….. thị tắc danh vi báo Phật ân”.
- Hãy đọc bài kệ đắp y man? (2 điểm).
Âm: Đại tai giải thoát phục,
Vô tướng phước điền y
Phi phụng trì giới hạnh
Quảng độ chư chúng sanh.
(Nghĩa: Lớn thay áo giải thoát
Áo ruộng phước vô tướng
Đắp mặc gìn giới hạnh
Hoá độ mọi chúng sanh)./.
ĐỀ 5
- Đức Phật nhập Niết-bàn ở đâu? Ngày nào? Bao nhiêu tuổi? (2 điểm).
Đức Phật nhập Niết-bàn ở rừng Sa-la-song-thọ tại Câu-thi-na, nhằm ngày Rằm tháng 2 âm lịch, lúc 80 tuổi.
Cho biết ý nghĩa thế gian trụ trì Tam bảo là gì? (2 điểm).
– Thế gian trụ trì Phật bảo là chỉ cho xá lợi của đức Phật và các tượng Phật vẽ trên giấy, vải, khắc bằng đồng, đá, gỗ…
– Thế gian trụ trì Pháp bảo là chỉ cho Tam tạng giáo điển được lưu lại trên giấy, vải, lá cây hoặc khắc trên vải, gỗ, đồng, đá.
– Thế gian trụ trì Tăng bảo là chỉ cho những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni tu hành chơn chánh theo chân lý Phật dạy.
- Tụng một đoạn đầu đệ tam hội chú Lăng Nghiêm? (2 điểm).
“Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nễ bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già bà đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàn trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha…
- Hãy kể mười nghiệp lành (thập thiện nghiệp)? (2 điểm).
1. Không sát sanh.
2. Không trôm cướp. 3. Không tà dâm. 4. Không nói dối. 5. Không nói lời thêu dệt. |
6. Không nói lưỡi đôi chiều.
7. Không ác khẩu. 8. Không tham. 9. Không sân. 10. Không si. |
- Đọc bài kệ “Nhận đồ cúng dường” (Thọ sấn)? (2 điểm).
Âm: Tài pháp nhị thí, đẳng vô sai biệt
Đàn ba la mật, cụ túc viên mãn
(Nghĩa: Tài thí pháp thí, bình đẳng không khác
Làm cho thí độ, đầy đủ trọn vẹn)./.
ĐỀ 6
- Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo vào thời gian nào, tại đâu, lúc đó ngài bao nhiêu tuổi? (2 điểm).
– Thái tử thành đạo vào ngày trăng tròn (mùng 8 hoặc 15) tháng 12 âl năm 594 TTL (theo Bắc truyền), tháng 12 năm 589 TTL (theo Nam truyền).
– Ngài thành đạo tại cội Bồ-đề, bên dòng sông Ni-liên-thuyền, nước Ma-kiệt-đà. Lúc đó, Ngài 30 tuổi (theo Bắc truyền), 35 tuổi (theo Nam truyền).
- Chúng ta cúng dường ngũ phần hương là những hương gì? (2 điểm).
Đó là năm thứ hương: Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
- Vọng ngữ có mấy cách? (2 điểm).
– Vọng ngữ có bốn cách:
Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
- Hãy đọc đoạn đầu chú Lăng Nghiêm đệ tam hội? (2 điểm).
“Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ. A kỳ ni bà dạ, ô đà ka bà dạ. Tỳ sa bà dạ, xá đát đa ra bà dạ, ba ra chước yết ra bà dạ. Đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ. Đà ra ni bộ di kiếm, ba già ba đà bà dạ…”
- Hãy nói Tam đề và Ngũ quán? (2 điểm).
- Tam đề:
- Nguyện đoạn nhất thiết ác.
- Nguyện tu nhất thiết thiện.
- Nguyện độ nhất thiết chúng sanh.
– Ngũ quán:
- Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ.
- Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng.
- Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông.
- Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô.
- Ngũ vị thành đạo nghiệp, ưng thọ thử thực./.
ĐỀ 7
- Phật đản và Phật lịch khác nhau như thế nào? (2 điểm).
– Phật đản là ngày đức Phật được sinh ra trong cõi đời, là ngày trăng tròn tháng 4 AL (năm 624 TTL).
– Phật lịch: Là lịch Phật giáo được tính sau khi Phật nhập Niết bàn vào năm 554 TTL. Phật lịch tính đến nay (năm 2020) là năm thứ 2564.
- 2. Vì sao chúng ta thờ Phật, lạy Phật? (2 điểm).
– Chúng ta thờ Phật, lạy Phật vì Phật là đấng tự giác giác tha giác hạnh viên mãn.
– Vì để tỏ lòng tri ân, ngưỡng mộ của chúng ta đối với bậc tối thượng bi trí siêu phàm, có ân đức lớn đối với nhân loại.
– Vì chúng ta muốn luôn luôn có bên mình ngọn đèn trí tuệ của Ngài, và hương đức từ bi của Ngài để được sáng lây, thơm lây.
- Đọc bài tán lễ trong thời Mông Sơn Thí Thực? (2 điểm).
“Tán lễ Tây phương Cực Lạc thanh lương.
Liên trì cửu phẩm hoa hương…. đồng sanh an dưỡng
- 4. Tụng âm giới thứ hai của Sa-di-ni (Đạo giới)? (2 điểm).
Sa-di-ni giới bất đắc đạo thiết. Nhất tiền dĩ thượng, thảo diệp mao mễ, bất đắc thủ dã. Chủ bất thủ dữ bất đắc thủ thủ, khẩu bất ngôn thủ, tâm bất niệm thủ. Mục bất ái sắc, nhĩ bất ái thanh, tỷ bất đạo hương, thiệt bất thâu vị, thân bất tham y, tâm bất thiết dục. Lục tình vô trước, thường lập quyền tuệ, tắc viết bất đạo, thị vi Sa-di-ni giới dã.
- Khi cất bước chân đi nên đọc bài kệ quán tưởng gì? (2 điểm).
Khi cất bước chân đi nên đọc bài kệ “Hành bộ bất thương trùng”
Âm:
Nhược cử ư túc Đương nguyện chúng sanh Xuất sanh tử hải Cụ chúng thiện pháp
|
(Nghĩa:
Nếu cất bước chân Nên nguyện chúng sanh Thoát biển sanh tử Đủ mọi thiện pháp). |
Án địa rị nhật rị xóa ha./.
ĐỀ 8
- Lần đầu tiên chuyển pháp luân, Đức Phật đã thuyết pháp với đề tài gì? Ở đâu? (2 điểm).
Lần đầu tiên Đức Phật chuyển pháp luân, Đức Phật thuyết Tứ Thánh Đế cho 5 anh em Kiều-trần-như tại vườn Lộc Uyển.
- Hãy nói ý nghĩa của quy y Tam Bảo? (2 điểm).
Quy là trở về, Y là nương tựa vào, Tam Bảo là 3 ngôi quý báu nhất trong đời: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Vậy quy y Tam Bảo là trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng để tu tập cầu giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.
- Năm đức của Sa-di-ni là gì? (Âm hoặc nghĩa) (2 điểm).
Âm: Nhất giả phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố
Nhị giả hủy kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố
Tam giả cắt ái từ thân, vô thích mạc cố.
Tứ giả huỷ khí thân mạng, tôn sùng đạo cố
Ngũ giả chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố.
(Nghĩa: Phát tâm xuất gia, vì ôm lòng mộ đạo
Bỏ hình đẹp, vì thích ứng pháp y
Cắt đứt thân ái vì không có thân sơ
Liều bỏ thân mạng, vì tôn sùng Phật pháp
Chí cầu đại thừa, vì hoá độ chúng sinh).
- Đọc tiếp bài kệ Tán Phật (kế bài Bát nhã tâm kinh) trong thời công phu khuya? (2 điểm).
“Thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng.
Phúng tụng Lăng Nghiêm chư phẩm chú
.……đàn tín quy y tăng phước huệ”.
- Đọc kệ chú Thọ đãy lọc nước ? (2 điểm).
Thiện tai lự thuỷ nan
Hộ sanh hành từ cụ
Xuất nhập thường đới dụng
Phương hợp Bồ-tát đạo.
Nam mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật./.
ĐỀ 9
- Qua thời gian tầm đạo khổ hạnh ép xác, Thái tử đã giác ngộ được điều gì? (2 điểm).
Sau khi trải qua quá trình tầm đạo và tu tập với tinh thần nỗ lực cao độ nhưng vẫn chưa đạt được quả vị giác ngộ giải thoát hoàn toàn khổ đau, Thái tử nhận ra rằng: hưởng thọ dục lạc thái quá như lúc sống trong hoàng cung hay tu khổ hạnh ép xác cùng cực đều không đem lại sự giải thoát hoàn toàn khổ đau. Đó là hai cực đoan cần phải tránh xa. Đây là chơn lý Trung đạo.
- Cho biết ý nghĩa thế gian trụ trì Tam bảo là gì? (2 điểm).
– Thế gian trụ trì Phật bảo là chỉ cho xá lợi của đức Phật và các tượng Phật vẽ trên giấy, vải, khắc bằng đồng, đá, gỗ…
– Thế gian trụ trì Pháp bảo là chỉ cho Tam tạng giáo điển được lưu lại trên giấy, vải, lá cây hoặc khắc trên vải gỗ đồng đá.
– Thế gian trụ trì Tăng bảo là chỉ cho những vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni tu hành chơn chánh theo chân lý Phật dạy.
3 Hãy đọc đoạn cuối kinh Di Đà: “ Xá Lợi Phất! như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức …?” (2 điểm).
“Xá Lợi Phất! Như ngã kim giả, xưng tán chư Phật bất khả tư nghì công đức, bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghì công đức nhi tác thị ngôn: “Thích Ca Mâu Ni Phật năng vi thậm nan, hy hữu chi sự, năng ư Ta Bà quốc độ, ngũ trược ác thế: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam Bồ-đề, vị chư chúng sanh thuyết thị, nhất thiết thế giới nan tín chi pháp”.
- Cho biết lý do và lợi ích của việc giữ giới không nói dối? (2 điểm).
– Lý do giữ giới không nói dối: có ba lý do: Tôn trọng sự thật, nuôi dưỡng lòng từ bi, giữ gìn và xây dựng uy tín.
– Lợi ích của việc giữ giới không nói dối có 2: Được mọi người tin tưởng, tránh quả báo do nói dối gây ra.
- Sa-di-ni giữ gìn bao nhiêu oai nghi ? Oai nghi thứ nhất và thứ hai là gì? (2 điểm).
– Sa-di-ni giữ gìn 22 oai nghi.
– Oai nghi thứ nhất là Kính tam bảo, thứ hai là Kính đại sa môn./.
ĐỀ 10
- Ai là người cúng dường đức Phật và tăng chúng tinh xá Kỳ Viên ở thành Xá Vệ? (2 điểm).
Trưởng giả Cấp Cô Độc và thái tử Kỳ Đà cúng dường tinh xá Kỳ Viên cho Phật và chúng tăng.
- Đọc tiếp đoạn kinh A Di-đà: “Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A-di-đà-Phật,…? (2 điểm).
“Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu: Nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ”.
- Sám hối là gì? Có mấy cách? (2 điểm).
Sám hối có nghĩa là ăn năn lỗi trước, ngăn ngừa lỗi sau. Sám hối có bốn cách:
- Tác pháp sám hối: sám hối bằng cách thỉnh cầu chư Tăng chứng minh cho mình sám hối.
- Thủ tướng sám hối: là sám hối bằng phương pháp lễ Phật khi nào thấy hảo tướng Phật, Bồ-tát hiện ra mới thôi.
- Hồng danh sám hối: là sám hối bằng phương pháp lễ lạy hồng danh chư Phật, Bồ-tát.
- Vô sanh sám hối: là sám hối bằng phương pháp quán tưởng tâm vô sanh và pháp vô sanh.
- Hãy kể tên 5 oai nghi đầu tiên? (2 điểm).
Kính Tam bảo; Kính bậc đại Sa-môn; Thờ thầy; Theo thầy ra đi; Nhập chúng.
- Hãy đọc bài kệ Đăng đạo tràng (Lên đạo tràng)? (2 điểm).
Nhược đắc kiến Phật
Đương nguyện chúng sanh
Đắc vô ngại nhãn
Kiến nhất thiết Phật.
Án, a mật lật đế hồng phấn tra./.
ĐỀ 11
- Hãy kể tên và công hạnh của thập đại đệ tử Phật? (2 điểm).
– Tôn giả Xá-lợi-phất: Trí tuệ đệ nhất.
– Tôn giả Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất.
– Tôn giả Đại Ca-diếp: Khổ hạnh đệ nhất.
– Tôn giả A-nan: Đa văn đệ nhất.
– Tôn giả Phú-lâu-na: Thuyết pháp đệ nhất.
– Tôn giả Tu-bồ-đề: Giải không đệ nhất.
– Tôn giả Ca-chiên-diên: Nghị luận đệ nhất.
– Tôn giả A-na-luật: Thiên nhãn đệ nhất.
– Tôn giả Ưu-ba-ly: Trì giới đệ nhất.
– Tôn giả La-hầu-la: Mật hạnh đệ nhất.
- Tam đồ lục đạo là gì? (2 điểm).
– Tam đồ: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
– Lục đạo: thiên, nhân, A-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
- Đọc âm giới thứ nhất của Sa-di-ni? (2 điểm).
Sa-di-ni sơ giới bất đắc sát sanh, từ mẫn quần sanh như phụ mẫu niệm tử, gia ai nhuyễn động do như xích tử. Hà vị bất sát? Hộ thân khẩu ý. Thân bất sát nhân vật, kỳ hành suyễn tức chi loại, nhi bất thủ vi, diệc bất giáo nhân, kiến sát bất thực, văn sát bất thực, nghi sát bất thực, vị ngã sát bất thực. Khẩu bất thuyết ngôn đương sát, đương hại, báo oán.
- Oai nghi thứ 22 dạy chúng ta điều gì? (2 điểm).
Oai nghi này dạy khi làm tất cả các việc như: ra vào đi về, mặc pháp y mới, làm việc chúng, cần vật dụng, nhận và tặng vật cho người nhất nhất đều phải được thầy chấp thuận.
- Đọc bài kệ Ẩm thuỷ (Uống nước)? (2 điểm).
Phật quán nhất bát thủy
Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất trì thử chú
Như thực chúng sanh nhục
Án phạ tất ba ra ma ni sa ha./.
ĐỀ 12
- Đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ 2 vào lúc nào? Nhân duyên gì Ngài về thăm hoàng cung? (2 điểm).
Đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ 2 vào năm thứ 5 sau khi thành đạo.
Lúc nầy, vua Tịnh Phạm 90 tuổi, sắp băng hà. Đức Phật đã thuyết chân lý vô thường, vua đắc quả A-la-hán.
- Vô thường là gì? Vô thường có mấy loại? (2 điểm).
– Vô là không, thường là thường còn bất biến, tồn tại vĩnh viễn. Vô thường là không có gì thường tồn tại mãi mãi, không có gì bất biến và tồn tại vĩnh cữu ở một trạng thái nhất định. Tất cả đều biến chuyển không ngừng trong từng sát na, trong không gian và thời gian nhất định.
– Vô thường có 3 loại: thân vô thường; Tâm vô thường; Hoàn cảnh vô thường.
- Hãy đọc một đoạn kinh Di đà: “Xá Lợi Phất, nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhơn văn thuyết A Di Đà Phật chấp trì danh hiệu… vãng sanh A Di Đà Phật Cực lạc quốc độ”? (2 điểm).
“Xá Lợi Phất, nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhơn văn thuyết A Di Đà Phật chấp trì danh hiệu nhược nhất nhật nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền. Thị nhơn chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực lạc quốc độ”.
- Trong năm giới những giới nào là giới trọng, giới nào là giới khinh? (2 điểm).
– Giới trọng là bốn giới đầu gồm: 1. không sát sanh, 2. Không trộm cắp, 3. Không dâm dục, 4. Không nói dối.
– Giới khinh là giới thứ 5: không uống rượu và các chất gây nghiện.
- Hãy đọc bài kệ “Tảo giác”? (2 điểm).
Thùy miên thỉ ngộ
Đương nguyện chúng sanh
Nhất thiết trí giác
Châu cố thập phương./.
ĐỀ 13
- Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất ai là người trùng tuyên tạng luật? (2 điểm).
Trưởng lão Ưu-ba-li (Upali), bậc trì giới đệ nhất trong hàng đại đệ tử của Phật, được suy cử trùng tuyên tạng luật.
- Xuất thế gian tam bảo nghĩa là gì? (2 điểm).
Xuất gian tam bảo là:
- Xuất thế gian Phật bảo là chỉ cho đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đức A Di Đà, chư Phật trong mười phương ba đời đã thành Phật.
- Xuất thế gian Pháp bảo là chỉ cho chánh pháp của Phật như: Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ … làm cho chúng sanh thoát khổ.
- Xuất thế gian Tăng bảo là chỉ cho các vị thánh tăng đã thoát ra khỏi sự ràng buộc của thế gian như; đức Quán Thế Âm, Bồ-tát Văn Thù, ngài Ca-diếp, A-nan.
- Hãy đọc đoạn đầu chú Lăng Nghiêm đệ tam hội? (2 điểm).
“Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ. A kỳ ni bà dạ, ô đà ka bà dạ. Tỳ sa bà dạ, xá đát đa ra bà dạ, ba ra chước yết ra bà dạ. Đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ. Đà ra ni bộ di kiếm, ba già ba đà bà dạ…”
- Hãy đọc kệ chú Thọ đãy lọc nước? (2 điểm).
Âm:
Thiện tai lự thủy nang Hộ sanh hành từ cụ Xuất nhập thường đới dụng Phương hợp Bồ tát đạo. |
(Nghĩa:
Lành thay! Vợt lọc nước Vật hộ mệnh hành từ Thường mang theo sử dụng Mới hợp Bồ tát đạo). |
- Tụng âm giới thứ tư của Sa-di-ni (Vọng ngữ giới)? (2 điểm).
Sa-di-ni giới bất đắc lưỡng thiệt, ác ngôn. Ngôn ngữ an tường, bất kiến mạc ngôn kiến, bất văn mạc ngôn văn, kiến ác bất truyền, văn ác bất tuyên. Ác ngôn trực tỵ, thường hành tứ đẳng. Vô hữu phi ngôn, ngôn triếp thuyết đạo. Bất đắc luận thuyết tục sự, bất giảng vương giả thần lại tặc sự. Thường thán kinh pháp, Bồ-tát chánh giới, chí vu đại thừa, bất vi tiểu học. Hành tứ đẳng tâm thị vi Sa-di-ni giới dã./.
ĐỀ 14
- Hãy cho biết hai vị đạo sư nổi tiếng mà Thái tử Tất-đạt-đa đã tham học trong khi tầm đạo? (2 điểm).
Đó là ông A-đa-la Già-đà-na (Alara Kalama) chứng Vô sở hữu xứ định và Uất-đầu-lam-phất (Uddaka Ramaputta) chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
- Cho biết sự lợi ích của đạo Phật? (2 điểm).
– Đạo Phật nhờ tinh thần từ bi làm cho xã hội nhân loại yêu thương nhau hơn.
– Đạo Phật dưới ánh sáng trí tuệ, làm cho xã hội, nhân loại bớt si mê lầm lạc, thấy được giá trị chân thật.
– Đạo Phật với tinh thần bình đẳng tuyệt đối, sang bằng được những bất công của xã hội, và làm cho thế gian này được sáng sủa an vui hơn.
- Muốn trở thành đệ tử Phật chúng ta phải học và thực hành những điều Phật dạy trong đời sống của mình qua cuộc đời thánh thiện của Đức Phật.
3. Hãy đọc một đoạn kinh A Di Đà sau: “Xá-lợi-phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng… thập kiếp”? (2 điểm).
Xá-lợi-phất! Bỉ Phật quang minh vô lượng, chiếu thập phương quốc vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A Di Đà.
Hựu Xá-lợi-phất! Bỉ Phật thọ mạng cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cố danh A Di Đà.
Xá-lợi-phất! A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp.
- 4. Hãy đọc âm giới thứ ba của Sa-di-ni? (2 điểm).
Sa-di-ni bất đắc dâm dật. Hà vị bất dâm? Nhất tâm thanh khiết. Thân bất dâm dật, khẩu bất thuyết dâm, tâm bất niệm dâm, chấp kỷ tiên minh, như hư không phong vô sở ỷ trước. Thân bất hành dâm, mục bất dâm thị, nhĩ bất dâm thính, tỷ bất dâm hương, khẩu bất dâm ngôn, tâm bất tồn dục….
- 5. Oai nghi thứ 22 dạy chúng ta điều gì? (2 điểm).
Oai nghi này dạy khi làm tất cả các việc như: ra vào đi về, mặc pháp y mới, làm việc chúng, cần vật dụng, nhận và tặng vật cho người nhất nhất đều phải được thầy chấp thuận./.
ĐỀ 15
- Địa phương nào đức Phật đã an cư kiết hạ nhiều lần nhất? (2 điểm).
Đức Phật đã trải qua hơn 20 mùa an cư kiết hạ tại thành Xa-vệ (Savathi) nước Kiều-tát-la (Kosala). Thành Xá-vệ là nơi đức Thế Tôn lưu trú nhiều nhất, nơi ấy có hai ngôi tịnh xá lớn là Kỳ Viên (Jetavana) và Đông Lâm (Pubbàràma).
- Vì sao chúng ta phải tụng kinh, niệm Phật? (2 điểm).
– Chúng ta cần tụng kinh để cho lý nghĩa thâm huyền được sáng tỏ và khắc ghi trong thâm tâm chúng ta không bao giờ quên được.
– Chúng ta cần niệm Phật vì niệm Phật có công năng phá trừ vọng niệm, tâm được thanh tịnh, sáng suốt, tiêu trừ nghiệp chướng, tội lỗi và được vãng sanh về cõi Tịnh độ.
- Hãy đọc đoạn đầu đệ tam hội chú Lăng Nghiêm? (2 điểm).
“Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ. A kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ. Tỳ sa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, ba ra chước yết ra bà dạ. Đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ. Đà ra ni bộ di kiếm, ba già ba đà bà dạ…”
- 4. Hãy đọc âm giới thứ 5 Sa-di-ni (bất ẩm tửu giới) ? (2 điểm).
Sa-di-ni giới bất đắc ẩm tửu. Bất đắc thị tửu, bất đắc thưởng tửu. Tửu hữu tam thập lục thất. Thất đạo phá gia, nguy thân táng mạng, giai tất do chi. Khiên đông dẫn tây, trì nam trước bắc; bất năng phúng kinh, bất kinh tam tôn; khinh dị sư hữu, bất hiếu phụ mẫu; tâm bế ý tắc, thế thế ngu si, bất trị đại đạo, kỳ tâm vô thức, cố bất ẩm tửu. Dục ly ngũ ấm, ngũ dục, ngũ cái, đắc ngũ thần thông, đắc độ ngũ đạo, thị vi Sa-di-ni-giới dã./.
- 5. Kể tên các oai nghi 20, 21,22? (2 điểm).
Oai nghi 20, 21 và 22 là Nhập tụ lạc (vào chỗ dân cư), Thị vật (mua đồ vật), Phàm sở thi hành bất đắc tự dụng (làm gì cũng không được tự ý)./.
ĐỀ 16
- Sau khi dạo bốn cửa thành, Thái tử đã trình lên vua cha những điều gì? Nếu vua làm được thì Thái tử sẽ không đi tu? (2 điểm).
Bốn điều đó là:
- Làm sao cho con trẻ mãi không già.
- Làm sao cho con mạnh hoài không đau.
- Làm sao cho con sống hoài không chết.
- Làm sao cho mọi người hết khổ.
- Hãy đọc một đoạn đầu đệ ngũ hội chú Lăng nghiêm: (2 điểm).
“Đột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, ta bà ha ra, ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị tỷ đa ha ra, bạt lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ha ra…”.
- Hãy kể Bát khổ và Tam khổ? (2 điểm).
– Bát khổ: (1) sanh khổ, (2) lão khổ, (3), bệnh khổ, (4) tử khổ, (5) cầu bất đắc khổ, (6) ái biệt ly khổ, (7) oán tắng hội khổ, (8) ngũ ấm xí thạnh khổ.
– Tam khổ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
- Hãy kể 5 giới của người xuất gia? Năm giới của người xuất gia có gì khác biệt với 5 giới của người tại gia? (2 điểm).
– Năm giới của người xuất gia gồm:
- Một: không sát sinh
- Hai: không trộm cắp
- Ba: không dâm dục
- Bốn: không nói dối
- Năm: không uống rượu, các chất say và gây nghiện.
- Điểm khác biệt: Giới thứ 3 của người xuất gia là không dâm dục, còn người tại gia là cấm tà dâm.
- Hãy đọc bài kệ “Tẩy diện” (Rửa mặt). (2 điểm).
Dĩ thủy tẩy diện
Đương nguyện chúng sanh
Đắc tịnh pháp môn
Vĩnh vô cấu nhiễm
Án lam xoa ha./.