Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Công Tử Bưng Ghế

by Lam Trương
10/01/2016
in Bài Học Đạo Lý

Lời dẫn: Con người khi không có tiền, ngày ăn ba bữa đạm bạc, mặc y phục thô sơ, nhưng cũng qua ngày tháng an cư lạc nghiệp. Khi họ có tiền, ăn sơn hào hải vị, mặc gấm lụa mềm mại. Có người bữa ăn phải có rượu thịt. Nhưng không may bị tán gia bại sản thì cuộc sống như thế nào?

 Cổ đức dạy:

Còn nghèo thì chẳng ai nhìn

 Đến khi đỗ trạng tám nghìn nhân duyên.

 Khi chúng ta chịu cực khổ, nỗ lực học tập theo thánh hiền; lúc đó, ngày ăn một bữa đạm bạc cũng chịu được; bởi vì, chúng ta muốn nghiên cứu học tập, có thể khiêm tốn học hỏi với tất cả mọi người. Khi làm quan to chức lớn, uy phong lẫm liệt, nhân cách cũng cao, kiêu ngạo tự đại cũng đến, luôn muốn mọi người tôn trọng ta, ta không tôn trọng người khác. Tục Ngữ có câu: “Gió nước theo sự di chuyển”. Khi bị bọn gian tà hãm hại tan tác thì cuộc sống của họ như thế nào?

  Cổ đức dạy: “Có tiền không nên dùng hết, có thế lực không thể sai khiến mãi”. Chúng tôi nói cách khác “Có phúc không thể hưởng hết, có tài năng không được ỷ thế ức hiếp người”. Khi có tiền chúng ta nên để lại một ít để khi hết tiền có mà xài. Khi chúng ta có thế lực nên làm việc lợi ích, không được ỷ quyền thế ức hiếp người. Chúng ta có phúc phải quý trọng, có tài năng nên làm việc giúp ích mọi người, không nên lừa gạt và bóc lột mọi người, là tự đào mồ chôn mình, tự tìm ngõ cụt, tương lai khổ báo vô cùng.

 Ngày xưa có một hoàng tử sống trong nhung lụa, nên cho rằng công việc bưng ghế cực nhọc là việc của những người nô lệ thấp hèn. Ta là hoàng tử được quyền hưởng hạnh phúc vinh hoa, phú quý nhất ở cõi trần.

Một đêm, mọi người trong cung đã ngủ say, nhà vua ra vườn ngự uyển ngắm nhìn cảnh đẹp ban đêm, liền bảo hoàng tử bưng ghế đến cho vua ngồi. Hoàng tử thưa:

– Tâu phụ hoàng! Bưng ghế là việc của bọn nô bộc hạ tiện, con là hoàng tử, làm sao có thể bưng ghế được?

Nhà vua bảo:

– Nô bộc cũng là người, hoàng tử cũng là người; tại sao nô bộc bưng ghế được, hoàng tử thì không bưng ghế được?

– Tâu phụ hoàng! Con người có sang-hèn, vật có thật-giả, tốt-xấu. Làm sao giống được?

– Được rồi! Ngươi không bưng thì thôi.

Nhà vua cũng không ép buộc hắn.

Không lâu, nhà vua đem binh chống lại quân địch. Chẳng may, trong một trận càn đánh nhau khốc liệt, vua bị tử trận và đất nước cũng bị diệt vong. Hoàng tử tôn quý ngày nào, cũng lo chạy trốn trong đám người tị nạn. Lúc đầu ở trại tị nạn, ai cũng ăn uống đạm bạc kham khổ. Hoàng tử sống trong cung quen ăn ngon mặc đẹp, tất nhiên ăn không nổi. Trải qua vài ngày chàng đói mờ mắt, than trời không linh, trách đất không ứng, đành phải cố gắng nuốt một ít. Qua một thời gian, chàng ta cũng thích ứng cuộc sống hiện tại.

Trước đây, hoàng tử không hề làm việc gì, có kẻ hầu người hạ đem cơm nước dâng đến tận răng. Nay không đi làm thì phải chết đói; cuối cùng, chàng tìm đến một xí nghiệp sản xuất ghế, công việc của chàng làm là bưng ghế, mới có thể duy trì được cuộc sống. Bưng ghế là công việc mà trước đây mà chàng không đồng ý làm, không ngờ hiện nay chàng là công nhân bưng ghế. Rốt cuộc là tạo hóa trêu người phải không? Hay là số phận an bày? Hay là nhân quả tuần hoàn? Chúng tôi để các vị tự đoán nhé!

Bài học đạo lý

Con người vì sao có lúc gặp vận tốt, có lúc gặp vận xấu? Nếu người có phúc báo thì suốt đời hưởng phú quý mới đúng, vì sao họ lại lâm vào cảnh nghèo đói? Nếu người không có phúc báo thì suốt đời phải chịu nghèo cùng, vì sao họ trở nên giàu có? Cuối cùng, người nào điều khiển vận mạng của con người? Đây chính là bàn đến vấn đề nhân trước, quả sau. Nhân có nhân xa và nhân gần, quả cũng có quả xa và quả gần.

Nhân xa tức là chúng ta làm việc thiện ác ở đời trước, quả là giàu sang, nghèo hèn ở đời này. Đời trước, chúng ta có tu hành hay không; hoặc làm phúc, làm ác, lợi người, hại người, là kết thiện duyên, là kết ác duyên. Đời này làm người giàu sang, làm quan to chức lớn; hay làm người nghèo cùng hạ tiện, đều có nhiều sai khác.

Nhân gần được làm người giàu sang, nếu tham ô, khắc nghiệt, bóc lột mọi người để làm giàu thì sẽ có hậu quả thất bại, đau khổ. Nếu người nghèo khổ, biết chịu khó nỗ lực học tập, vươn lên cuộc sống; hoặc trung hậu, thật thà, ở đâu cũng kết duyên lành, giúp đỡ người khác thì nhất định sẽ có một ngày nghiệp hết phúc đến, cũng sẽ giàu sang.

Con người có giàu-nghèo, sang-hèn luôn thăng trầm, vận mạng thường thay đổi. Người giàu sang khi hưởng phúc thì nên tạo phúc cho tương lai, phúc mới dùng không hết. Kẻ nghèo hèn, tuy cuộc sống cực khổ, nhưng ra sức làm việc tìm cơ hội tích chứa phúc đức. Tục Ngữ có câu: “Cảnh nghèo kích động ý chí mạnh mẽ”. Nếu như họ không chịu cảnh nghèo khổ thì làm sao có chí để vươn lên cuộc sống; cho nên sự nghèo khó cũng là trợ duyên để họ vươn lên. Chúng tôi nói cách khác, người giàu sang vì đắc ý mà vong ân bội nghĩa, vì giàu sang sống trong xa hoa; hoặc kiêu ngạo tự đại, vênh váo hống hách, cũng là trợ duyên thất bại đau khổ. Con người như thế, là phúc hay họa? Chúng ta hãy vận dụng trí huệ để thấy rõ sự việc.

Phật giáo là tôn giáo trí huệ, chúng ta có thể áp dụng Phật pháp ngay trong cuộc sống hàng ngày; vì Phật pháp vô biên lấy không hết, dùng không cạn. Nếu chúng ta lợi dụng Phật pháp vì cá nhân, danh lợi là tự đào mồ chôn mình, là tự chuốc tai họa, là tự tìm địa ngục để đi vào. Phật pháp là làm lợi người, cứu đời, dạy người thoát khổ được vui, dạy người giải thoát sinh tử, cũng dạy người phương pháp làm người, làm việc. Có người lợi dụng Phật pháp để làm lợi cho cá nhân mình, tất nhiên nhân như thế nào thì quả như thế ấy.

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Bài Học Đạo Lý

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

30/04/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI
Bài Học Đạo Lý

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Bài Học Đạo Lý

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

28/11/2022
Bài Học Đạo Lý

Từ Bi Và Bạo Lực

30/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Có Một Câu Chuyện Ngụ Ngôn Khiến Người Ta Phải Suy Gẫm

29/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Đừng Thay Đổi Bản Chất Của Bạn Đơn Giản Bởi Vì Có Ai Đó Đang Cố Làm Tổn Thương Bạn

28/04/2020

Bài mới

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

05/05/2025
Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

05/05/2025
Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

05/05/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

28/04/2025

Thông Báo

Diễn văn Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Tân An: Lễ Huý Kỵ Ni Trưởng Thích Nữ Minh Liên lần thứ 5

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo