Người xưa có nói “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” để ca ngợi tình đồng loại của loài ngựa: khi trong tàu có một con ngựa ngả bệnh thì những con còn lại cũng không ăn cỏ để tỏ thái độ đồng cảm, chia sẻ, an ủi, khích lệ tinh thần cho ngựa bạn chẳng may mắc bệnh. Sự đồng cảm và chia sẻ hoạn nạn này khiến cho con ngựa bị ốm kia cảm thấy được an ủi rất nhiều và nhờ đó mà bệnh sẽ mau khỏi.
Loài ngựa còn như thế, chẳng lẽ con người không bằng cả loài ngựa hay sao?
Trước sự việc bốn Ni Cô tắm biển bị chết đuối vừa xảy ra trong vài ngày qua, lập tức trên rất nhiều trang mạng xã hội đã xuất hiện những câu nói, những bài viết bình luận đầy tính nhân văn, chủ yếu là bày tỏ thái độ đồng cảm, chia sẻ , tiếc thương… chứng tỏ rằng: con người không hề thua loài ngựa về tình đồng loại.
Người xưa cũng có câu “Nghĩa tử là nghĩa tận” để nói lên tâm hồn rộng rãi bao dung của dân tộc Việt Nam. Dù một người nào đó có xấu xa cách mấy, gây thù chuốc oán với nhiều người khiến ai cũng ghét bỏ, nhưng một khi người đó chết đi thì mọi người sẵn sàng tha thứ hết những điều không phải mà người đó đã phạm trong đời, và người ta sẵn sàng chôn cất tử tế, chớ không đành lòng bỏ mặc thân xác người đó cho ruồi bu kiến đậu.
Trong khi mọi người thể hiện tình nhân ái đối với những người không may bị nạn thì văng vẳng đâu đó lại nghe vo ve một câu phê phán không có tình người :”Chết đáng lắm !”
Xin hỏi người nói câu này: thế nào là chết đáng ? thế nào là chết không đáng ? Thí dụ như một ngày nào đó chính bạn không may cũng bị chết vì tai nạn thì bạn chết đáng hay không đáng?
Người nói câu này thật là một con người vô nhân tính, không bằng được loài ngựa. Nhưng xin hương linh các Cô hãy tha thứ cho họ vì câu “chúng sanh can cường” mà Đức Bồn Sư Thích Ca đã nhắc nhở các học trò của Ngài. Phật còn dạy rằng những người ác khẩu như vậy nhất định sẽ lãnh quả báo về những lời nói thô ác của họ trong một ngày không xa.
Xin ai đó đừng đánh giá bất cứ điều gì khi mà bản thân mình chưa hiểu rõ về điều ấy. Đó là chân lý mà hẳn cha mẹ và thầy cô của bạn đã từng nhiều lần dạy bảo bạn, há bạn đã quên hay sao? Bạn đã nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật tới đâu ? Bạn đã gần gũi thân cận, cộng sự với Tăng, Ni được tới mức nào? Tóm lại, bạn đã hiểu về đạo Phật, hiểu về Tăng, Ni tới mức nào mà dám đánh giá Phật giáo, đánh giá Tăng, Ni một cách hồ đồ như vậy ? Coi chứng, những lời nói hàm hồ của bạn giống như nước miếng bạn ngửa mặt phun lên trời, chúng sẽ rơi trở lại mặt bạn đấy !
Đạo Phật không đơn thuần là một tôn giáo,một tín ngưỡng,một giáo điều,mà Phật Giáo còn vượt xa hơn thế,một nền minh triết,một cái nôi hướng thượng,hướng đến sự sống trong kiếp nhân sinh.Sự cởi mở,thứ tha,bao dung,từ bi,kham nhẫn…làm cuộc sống tốt đẹp hơn.Ấy thế mà các bạn những con người tài hoa,trí tuệ thế gian vẫn chưa thấm được vào tâm hồn của mình.
Các bạn đưa ra các chuẩn mực phán xét về người Tu mà chính các bạn không hiểu giới luật của họ là thế nào,các bạn đưa ra các định kiến mà ở nơi đó các bạn được phép được quyền còn Họ thì không.
Tôi từng nghe đâu đó một câu:”Chúng ta là ai? là ai giữa cuộc đời mà có quyền phán xét”.Ở cái thế giới cộng đồng mạng mặc nhiên cho các bạn cái quyền phán xét,phát ngôn về một điều gì đó,khi các bạn chỉ thấy một nửa.Các bạn có biết những người đang nằm đó được các bạn nhạo báng chửi rủa họ là ai?là thế nào không?.Các bạn có biết nơi chùa chiền các bạn cầu xin lễ lạy ấy thuộc hệ phái nào không?Từ chuyên môn gọi là Bắc Tông hay còn gọi là Đại Thừa Phật Giáo,và các bạn có biết tính chất của Phật Giáo Đại Thừa là thế nào không?.Là nơi mà những con người từ bỏ sự tự do của thế tục,sống đời khuôn phép,là không còn sống cho riêng mình,là hi sinh và phụng sự,vì mình vì người để xuất gia thực hành hạnh Bồ Tát tìm con đường,tìm phương pháp để đưa mình đưa người ra khỏi bóng tối thống khổ và đau thương trong kiếp nhân sinh.
Có người bảo”Tu mà còn tắm biển”,”Ni cô mà đi tắm biển chết đáng lắm”,Phật Giáo như biển cả dung chứa tất cả,chỉ có xác chết chỉ có người phi giới phi luật biển Phật Pháp mới không dung chứa,vậy các bạn hãy cho tôi biết giới luật nào,đạo đức xã hội nào cấm tắm và tắm biển và coi đó là lệch lạc đạo đức.Nhớ thuở xưa trước khi thành đạo,bậc Đạo Sư Hướng Thượng là Đức Phật Thích Ca tắm gội bên dòng sông Ni Liên Thiền.Thì chắc theo cao ý của các bạn cũng là trái Đạo,và nếu lỡ Ngài trôi như chiếc bè lau chắc với các bạn cũng đáng nhỉ?
Sự sống là điều kỳ diệu nhất thế gian,chưa nói đến người tu hay không tu,khi cái chết đến là sự đau thương tột cùng,không những với người nằm đó mà với thân quyến của họ,mà trái tim các bạn dửng dưng chế nhạo,miệt thị thì tôi không hiểu cái gì chảy trong tim các bạn.Nếu những người nằm đó là người thân của các bạn thì các bạn nghĩ sao?.Đọc các dòng bình luận của các bạn tôi cũng thấy mình lạc lỏng giữa đám đông,giữa thời đại đầy biến động này.Cái chết sẽ vẫy gọi tất cả chúng ta chỉ là chưa đến lúc mà thôi,hôm nay là bất hạnh của người ngày mai sẽ là của ta
“Khóc cho kiếp nhân sinh
Cười thói đời đen bạc”
Xin trích dẫn lời thơ của cụ Nguyễn Công Trứ gởi đến người nằm đó:
“Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
Kẻ Pha Trà
Hãy chia sẻ để những người TRÁI TIM KHÔ MÁU đọc được để thấy họ “tốt đẹp và đạo đức” thế nào.
Minh An