ĐỀ THI (HỎI ĐÁP) DÀNH CHO GIỚI TỬ THỌ GIỚI TỲ-KHEO-NI ĐẠI GIỚI ĐÀN HOẰNG ĐỨC TỈNH LONG AN-2018
ĐỀ 1
- Hai đệ tử thân tín nhất của Đức Phật là những ai (2 điểm).
Trong một đời giáo hóa của Đức Phật có sự hộ trì của hai đệ tử thân tín tài giỏi, đó là tôn giả Xá Lợi Phất và tôn giả Mục Kiền Liên. Hai vị này là bạn thân với nhau với biệt tài riêng của mình, hai vị đã gánh vác trọng trách thay Đức Phật để quản lý tăng đoàn và làm nhiều Phật sự trọng đại khác. Tôn giả Mục Kiền Liên được tôn xưng là thần thông đệ nhất, và Tôn giả Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất.
- Hãy nêu ý nghĩa của kinh A Di Đà? (2 điểm).
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giới thiệu cảnh Tây Phương Cực Lạc do đức Phật A Di Đà làm giáo chủ và phương pháp niệm Phật nhất tâm bất loạn để mọi người nỗ lực tu tập được sinh về cõi Cực Lạc.
- Trong khổ đế có 8 khổ. Vậy 8 khổ đó là gì? (2 điểm).
Tám loại khổ: (1) sanh khổ, (2) lão khổ, (3), bệnh khổ, (4) tử khổ, (5) cầu bất đắc khổ, (6) ái biệt ly khổ, (7) oán tắng hội khổ, (8) ngũ ấm xí thạnh khổ. 8 loại này rút gọn lại thành 3: khổ khổ, hành khổ, hoại khổ.
- Sáu pháp học của thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
- Không được cùng với người nam có tâm ô nhiễm xúc chạm thân.
- Không được trộm của người năm tiền trở xuống.
- Không được cố ý đoạn mạng chúng sinh.
- Không được cố ý vọng ngữ.
- Không được ăn phi thời.
- Không được uống rượu.
- Nói rõ đại ý bài kệ: “Nhược kiến đại hà, đương nguyện chúng sanh, đắc dự pháp lưu, nhập Phật trí hải”? (2 điểm).
Khi thấy sông lớn nên nguyện chúng sanh, được tánh nhuận thấm như nước nương theo dòng pháp mà thể nhập vào biển trí, tức là quả Diệu Giác của Như Lai./.
ĐỀ 2
- Ai là người trùng tuyên những lời răn cấm của đức Phật đối với hàng tại gia và xuất gia? Trong Tam tạng kinh điển những điều giới ấy được xếp vào loại nào? (2 điểm).
Người trùng tuyên những lời răn cấm của đức Phật đối với hàng tại gia và xuất gia là Ngài Ưu-ba-ly. Trong Tam tạng kinh điển nhưng điều giới ấy được xếp vào Luật tạng.
- Ba pháp đầu trong 6 pháp học của Thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
Ba pháp đầu trong 6 pháp học của Thức-xoa-ma-na là:
- Cùng với người nam có tâm nhiễm ô hai thân xúc chạm, phạm giới phải thọ giới lại.
- Có tâm trộm cắp lấy vật của người dưới năm tiền phạm giới phải thọ giới lại.
- Cố ý sát sanh, phạm giới phải thọ giới lại.
(Nếu phạm một trong các pháp trên thì phải cho yết ma thọ giới lại và phải học đủ 2 năm như ban sơ mới cho thọ đại giới).
- Theo đạo Phật chết là hết hay còn? (2 điểm).
Theo đạo Phật chết không phải là hết, cũng không phải là còn hoài.
Chấp đoạn và thường như thế là hai thái cực cực đoan, không thuộc quan điểm đúng đắn và đức Phật luôn phủ định chúng. Theo Ngài chết chẳng qua là sự tiếp nối từ kiếp sống nầy sang kiếp sống khác tốt hay xấu, khổ sướng, vui buồn… là tùy vào nghiệp, nhân quả con người đã tạo mà chịu thọ lãnh quả báo tương ứng.
- Hãy đọc đoạn Cảnh Sách sau: “Phù nghiệp hệ thọ thân,vị miễn hình luỵ … hà nãi yến nhiên không quá” (2 điểm).
“Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình luỵ. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội. Vô thường, lão, bệnh, bất dữ nhân kỳ, triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. Thí như, xuân sương hiểu lộ, thúc hốt tức vô, ngạn thọ tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát-na gian. Chuyển tức tức thị lai sanh, hà nãi yến nhiên không quá?”.
- Oai nghi thứ 12 là gì? Oai nghi nầy dạy chúng ta điều gì? (2 điểm).
Oai nghi 12 là chấp tác nghĩa là làm việc trong đại chúng. Khi làm việc trong đại chúng phải biết vâng lời tri sự và tùy thuận với đại chúng, tận tâm với công việc, giữ vệ sinh chung (như rửa rau, lọc nước, củi mục không được nấu, không được để móng tay…)./.
Đề 3
- Sau khi dạo bốn cửa thành, Thái tử đã trình lên vua cha những điều gì? Nếu vua làm được thì Thái tử sẽ không đi tu? (2 điểm).
Bốn điều đó là:
– Làm sao cho con trẻ mãi không già | – Làm sao cho con sống hoài không chết |
– Làm sao cho con mạnh hoài không đau | – Làm sao cho mọi người hết khổ. |
- Ba pháp đầu trong 6 pháp học của Thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
Ba pháp đầu trong 6 pháp học của Thức-xoa-ma-na là:
- Cùng với người nam có tâm nhiễm ô hai thân xúc chạm, phạm giới phải thọ giới lại.
- Có tâm trộm cắp lấy vật của người dưới năm tiền phạm giới phải thọ giới lại,
- Cố ý sát sanh, phạm giới phải thọ giới lại.
(Nếu phạm một trong các pháp trên thì phải cho yết ma thọ giới lại và phải học đủ 2 năm như ban sơ mới cho thọ đại giới).
- Hãy cho biết lợi ích việc trì tụng chú Lăng Nghiêm? (2 điểm).
– Giúp 3 nghiệp thân, khẩu và ý thanh tịnh.
– Dứt trừ vọng tưởng điên đảo (tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng), đạt đại định kiên cố.
– Đoạn trừ tâm tham ái.
- Khi nói nhiều về các thứ khổ ở thế gian, Đức Phật có bi quan yếm thế không? (2 điểm).
Đức Phật không chút bi quan, chán đời Ngài chỉ vì muốn giúp chúng sanh nhận chân bản chất của cuộc đời, thân phận con người và khuyến khích chúng sinh tu tập thánh đạo để đoạn tận khổ đau và hướng đến Niết-bàn giải thoát.
- Đọc điều giác ngộ thứ 8 trong kinh Bát Đại Nhân Giác? (2 điểm).
Âm: Sinh tử xí nhiên | Phổ tế nhất thiết | Linh chư chúng sanh |
Khổ não vô lượng | Nguyện đại chúng sanh | Tất cánh đại lạc. |
Phát đại thừa tâm | Thọ vô lượng khổ | |
(Nghĩa: | ||
Thứ tám giác tỉnh | Phát đại thừa tâm | Thọ vô lượng khổ |
Sanh tử xí nhiên | Phổ tế nhất thiết | Khiến cho chúng sanh |
Khổ não vô lượng | Nguyện thay chúng sanh | Rốt ráo an vui)./. |
Đề 4
- Di mẫu Gotami (Kiều-đàm-di) xin Phật cho xuất gia tại nơi đâu? Đức Phật đã từ chối mấy lần? Cuối cùng ra sao? (2 điểm).
Sau tang lễ Tịnh Phạn Vương 3 tháng, đức Phật còn ngự tại tinh xá Ni-câu-đà (Nigrodha) bà Kiều-đàm-di đã thành khẩn xin Phật xuất gia và Ngài đã từ chối trước sau tổng cộng ba lần. Cuối cùng với lời thỉnh cầu của tôn giả A Nan đức Phật đã chấp nhận nhưng chế ra Bát kỉnh pháp yêu cầu phải thực thi.
- Thức-xoa-ma-na nghĩa là gì? (2 điểm).
Thức-xoa-ma-na là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là học pháp nữ. Là trong 2 năm phải học đủ 3 pháp: một là 4 giới căn bản; hai là học 6 pháp hành; ba là học hành pháp và các oai nghi của Tỳ-kheo-ni.
- Hãy đọc đoạn Cảnh Sách sau: “Nhược dục tham thiền học đạo… thân cận thiện hữu…”? (2 điểm).
“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân nguyên, bác vấn tiên tri, thân cận thiện hữu”.
- Hãy kể ra mười hai nhân duyên? Những chi phần nào là nhân hiện tại, những chi nào là quả vị lai? (2 điểm).
– Mười hai nhân duyên là 12 chi phần gồm có: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử.
– Hai chi phần: ái và thủ là nhân hiện tại.
– Ba chi phần: hữu, sanh, lão tử là quả vị lai.
- Hãy đọc bài kệ Thủ Thuỷ (lấy nước)? (2 điểm).
Nhược kiến lưu thuỷ, đương nguyện chúng sanh
Đắc thiện ý dục, tẩy trừ hoặc cấu.
Nam mô Hoan hỷ trang nghiêm vương Phật.
Nam mô Bảo kế Như Lai.
Nam mô Vô lượng thắng vương Phật.
Án phạ tất ba ra ma ni sa bà ha./.
ĐỀ 5
- Một đời hoằng truyền chánh pháp của đức Phật đã được chư Tổ xâu kết lại thành mấy thời thuyết giáo? Hãy kể ra? (2 điểm).
Một đời hoằng truyền chánh pháp của đức Phật đã được chư Tổ xâu kết lại thành năm thời thuyết giáo gồm:
- Thời thứ nhất Phật nói kinh Hoa Nghiêm 21 ngày.
- Thời thứ hai Phật nói kinh A Hàm 12 năm.
- Thời thứ ba Phật nói kinh Phương Đẳng 8 năm.
- Thời thứ tư Phật nói kinh Bát Nhã 22 năm.
- Thời thứ năm Phật nói kinh Pháp Hoa và Niết Bàn 8 năm.
- Ý nghĩa, nội dung kinh Di Giáo là gì? (2 điểm).
Ý nghĩa, nội dung kinh Di Giáo: Đức Phật dạy đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy, tinh tấn nỗ lực tu tập thiền định, dứt trừ tham ái, hý luận, nỗ lực thành tựu trí tuệ giải thoát (tinh tấn tu tập theo con đường Giới-Định-Tuệ).
- Tứ Diệu Đế là gì? (2 điểm).
Tứ Diệu Đế là bốn chân lý, bốn sự thật vi diệu mà ai cũng có thể chứng nghiệm. Đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
- Khổ đế là chân lý, là sự thật của bản chất khổ đau.
- Tập đế là sự thật về sự sinh khởi và nguyên nhân các nỗi khổ của con người.
- Diệt đế là sự thật về sự đoạn tận khổ mà được an lạc giải thoát (Niết bàn
- Đạo đế là con đường diệt khổ thật sự vững chắc, đó là bát chánh đạo hay nói đủ là 37 phẩm trơ đạo.
- Bốn giới căn bản của Thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
- Không được làm hạnh bất tịnh, làm việc dâm dục.
- Không được trộm cắp.
- Không được cố ý làm dứt mất sinh mạng chúng sanh.
- Không được nói dối, dầu chỉ giỡn chơi.
- Oai nghi thứ năm là gì? Hãy nói rõ về oai nghi này? (2 điểm).
Oai nghi thứ năm là Nhập chúng.
Khi ở trong đại chúng phải giữ sự hòa kính, nhu thuận như: Không được tranh chỗ ngồi, không được hỉ mũi khạc nhổ lớn tiếng, không được trốn lánh việc chúng, biếng nhác…, và phải tuân thủ thời khóa sinh hoạt, tu học, chấp tác của đại chúng./.
ĐỀ 6
- Đức Phật tu hành pháp môn nào mà thành đạo? Vào lúc nào? Bao nhiêu tuổi? (2 điểm).
Đức Phật tu pháp môn thiền quán mà thành đạo, vào lúc sao mai mới mọc ngày 8/12 AL chứng quả vô thượng. Theo Nam tông Ngài thành đạo lúc 35 tuổi, theo Bắc tông lúc 30 tuổi.
- Hãy giải thích vô thường là gì? Vô thường được biểu hiện qua mấy hình thái? (2 điểm).
– Vô thường là sự biến chuyển thay đổi không cố định.
– Vô thường được biểu hiện qua thân vô thường, tâm vô thường, tiền tài vật chất vô thường, tình cảm vô thường, địa vị chức tước vô thường và hoàn cảnh vô thường.
- “Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương” tương xứng với câu nào trong “Tứ Hoằng Thệ Nguyện”? (2 điểm).
“Nguyện kim đắc quả thành Bảo vương” tương xứng với câu “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện.
- Năm đức của Sa-di-ni là gì? (2 điểm).
Năm đức tính của Sa-di-ni là:
- Phát tâm xuất gia là do lòng cảm mến đạo giải thoát.
- Từ bỏ hình hài đẹp đẽ để thích ứng với pháp phục.
- Xa lìa ân ái, từ giã thân thích vì không còn thân sơ.
- Buông bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật pháp.
- Chí cầu đại thừa vì để hóa độ mọi người.
Năm đức tính ấy nói lên nhận thức và lý tưởng của người xuất gia một cách rõ ràng: Mọi biểu hiện của thân tâm chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giải thoát sanh tử cho mình và người.
- Giới có nghĩa là Biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát, hãy cho biết ý nghĩa trên? (2 điểm).
Biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát có nghĩa là giải thoát từng phần, giữ giới nào sẽ được lợi ích thanh tịnh và giải thoát của giới đó, giữ nhiều sẽ được an lạc, giải thoát nhiều./.
ĐỀ 7
- Vì sao Thái tử Tất-đạt-đa phát tâm xuất gia? (2 điểm).
Thái tử dạo bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết của con người mà nhận thức được nỗi thống khổ của con người trong vòng sinh tử luân hồi và thấy hình ảnh một vị Sa-môn thanh cao, giải thoát nên muốn xuất gia để tìm chân lý giải thoát cho tất cả chúng sinh.
- Lục độ là gì? Hãy kể ra? (2 điểm).
Lục độ hay còn gọi là Lục-độ-ba-la-mật, là sáu đại hạnh của Bồ-tát đưa đến cứu cánh viên mãn (tự độ và độ tha viên mãn hay tự giác và giác tha viên mãn). Lục độ gồm:
– Bố thí độ (Bố thí Ba-la-mật).
– Trì giới độ (Trì giới Ba-la-mật).
– Tinh tấn độ (Tinh tấn Ba-la-mật).
– Nhẫn nhục độ (Nhẫn nhục Ba-la-mật).
– Thiền định độ (Thiền định Ba-la-mật).
– Trí tuệ độ (Trí tuệ Ba-la-mật).
- Hãy đọc câu đầu tiên trong kinh Di giáo nói về sự quan trọng của giới luật? (2 điểm).
“Các thầy Tỳ-kheo! Sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối được mắt sáng, nghèo nàn được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ông. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.
- Sáu pháp học của Thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
- Không được cùng với người nam có tâm ô nhiễm xúc chạm thân.
- Không được trộm của người năm tiền trở xuống.
- Không được cố ý đoạn mạng chúng sinh.
- Không được cố ý vọng ngữ.
- Không được ăn phi thời.
- Không được uống rượu.
- Đọc bài kệ Triển bát (mở bát) (2 điểm).
Như Lai ứng lượng khí
Ngã kim đắc phu triển
Nguyện cộng nhất thế chúng
Đẳng tam luân không tịch.
Án tư ma ma ni sa ha./.
ĐỀ 8
- Tam bảo được hình thành từ lúc nào? (2 điểm).
Tam bảo được hình thành từ khi đức Phật thuyết bài pháp Tứ Diệu Đế (bài pháp đầu tiên) tại vườn Lộc Uyển cho 5 anh em Kiều-trần-như.
- Bát chánh Đạo là gì? Kể ra? (2 điểm).
Bát chánh Đạo là 8 con đường chân chánh đưa đến Niết-bàn giải thoát.
- Chánh kiến: Thấy biết chân chánh.
- Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chính.
- Chánh ngữ: Lời nói chân chánh.
- Chánh nghiệp: Hành vi chân chánh.
- Chánh mạng: Nghề nghiệp chân chánh.
- Chánh tinh tấn: Là nỗ lực tinh tấn đúng pháp.
- Chánh niệm: Là nhớ nghĩ chân chánh.
- Chánh định: Là thiền định chân chánh.
- Hãy đọc đoạn Cảnh Sách sau: “Nhất triêu ngoạ tật tại sàng… niên vãng đa chư quá cữu”? (2 điểm).
“Nhất triêu ngoạ tật tại sàng, chúng khổ oanh triền bức bách. Hiểu tịch tư thổn, tâm lý hồi hoàng. Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng. Tòng tư thuỷ tri hối quá, lâm khát quật tỉnh hề vi! Tự hận tảo bất dự tu, niên vãng đa chư quá cữu”.
- Thức-xoa trong 2 năm phải học 3 pháp, đó là những pháp gì? (2 điểm)
Ba pháp đó là:
- Giới căn bản, tức là 4 giới trọng.
- Sáu pháp học.
- Học pháp hành, nghĩa là tập học tất cả giới và oai nghi của bậc đại ni
- Đọc và nói ý nghĩa của bài kệ xuất đường? (2 điểm).
Âm: Tùng xá xuất thời
Đương nguyện chúng sanh Thâm nhập Phật trí Vĩnh xuất tam giới |
(Nghĩa: Khi bước ra khỏi nhà
Nên cầu cho chúng sanh Vào sâu trong trí Phật Ba cõi vượt an lành). |
Ý nghĩa bài kệ này: Người xuất gia khi từ nhà đi ra đường nên phát nguyện. Nguyện cho tất cả chúng sanh đều thể nhập sâu xa Phật trí, chặt đứt cội gốc ba cõi, vượt qua biển khổ sanh tử, bước vào vườn niết bàn an lạc.
ĐỀ 9
- Sau khi nhập Niết bàn, nhục thân của đức Phật được lo liệu như thế nào? (2 điểm).
Sau khi đức Phật nhập Niết bàn, nhục thân của Ngài được chúng đệ tử cử hành lễ trà tỳ vô cùng trang nghiêm. Sau lễ trà tỳ thì thâu lấy xá lợi và phân chia 8 phần cho 8 quốc vương các nước để tôn thờ.
- Hãy đọc một đoạn trong Quy Sơn Cảnh Sáchnói về tâm hạnh của người xuất gia? (2 điểm).
Đó là đoạn: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân. Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân. Ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí. Tích niên hành xứ, thốn bộ bất di. Hoảng hốt nhất sinh, tương hà bằng thị. Huống nãi, đường đường Tăng tướng, dung mạo khả quan”.
- Hãy kể Bát khổ và Tam khổ? (2 điểm).
– Bát khổ: (1) sanh khổ, (2) lão khổ, (3), bệnh khổ, (4) tử khổ, (5) cầu bất đắc khổ, (6) ái biệt ly khổ, (7) oán tắng hội khổ, (8) ngũ ấm xí thạnh khổ.
– Tam khổ: khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
- Hãy đọc câu đầu tiên trong kinh Di Giáo nói về sự quan trọng của giới luật? (2điểm).
“Các thầy tỳ-kheo! Sau khi Như Lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối được mắt sáng, nghèo nàn được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các ông. Nếu Như Lai ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy”.
- Hãy kể ra bốn giới trọng của Thức-xoa-ma-na? Nếu phạm 1 trong 4 giới trọng thì như thế nào? (2 điểm).
- Không được làm hạnh bất tịnh, làm việc dâm dục.
- Không được trộm cắp.
- Không được cố ý làm dứt mất sinh mạng chúng sanh.
- Không được nói dối, dầu chỉ giỡn chơi.
– Nếu Thức-xoa-ma-na phạm 1 trong 4 giới trọng liền bị diệt tẫn, cũng không được thọ bất cứ giới nào trong Phật pháp./.
ĐỀ 10
- Vì sao Đức Phật chọn ngài A Nan làm thị giả? (2 điểm).
Đức Phật chọn Ngài làm thị giả vì A Nan không phải là phàm phu tầm thường, cũng chưa phải là bậc thánh A la hán, mà là bậc thông tuệ hơn người và cũng do Ngài A Nan đã phát nguyện nhiều đời (nguyện thừa sự chư Phật).
- Trong phương pháp tu trì của Phật giáo, ba môn học Giới, Định, Tuệ có thể thiếu 1 được không? Tại sao (2 điểm).
Ba môn học Giới, Định, Tuệ không thể thiếu một. Chúng đều quan trọng như nhau. Vì mục đích của trì giới và tu định là sinh tuệ. Công dụng của tuệ là chỉ đạo mình tu giới, định và độ người khác giải thoát.
- Người tu tập tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân sẽ được lợi ích gì?
(2 điểm).
Người tu tập 8 điều giác ngộ của bậc Đại nhân sẽ chóng diệt vô lượng tội, tiến đến Bồ-đề, dứt sạch sanh tử, đạt đến Niết-bàn.
- Hãy phân biệt rõ giữa “hình đồng Sa-di-ni” và “pháp đồng Sa-di-ni”? (2 điểm).
Hình đồng Sa-di-ni nghĩa là hình thái tuy đồng Sa-di-ni nhưng vẫn chưa đủ tư cách của Sa-di-ni, vẫn còn bản chất của người thế tục. Người đã thọ 10 giới của Sa-di ni gọi là pháp đồng sa-di ni, đây là chân thật Sa-di ni.
- Năm đức của Sa-di-ni là gì? (2 điểm).
Năm đức tính của Sa-di-ni là:
- Phát tâm xuất gia là do lòng cảm mến đạo giải thoát.
- Từ bỏ hình hài đẹp đẽ để thích ứng với pháp phục.
- Xa lìa ân ái, từ giã thân thích vì không còn thân sơ.
- Buông bỏ thân mạng vì tôn sùng Phật pháp.
- Chí cầu đại thừa vì để hóa độ mọi người.
Năm đức tính ấy nói lên nhận thức và lý tưởng của người xuất gia một cách rõ ràng: Mọi biểu hiện của thân tâm chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giải thoát sanh tử cho mình và người./.
Đề 11
- Thái tử Tất-đạt-đa thành đạo vào thời gian nào, tại đâu, lúc đó Ngài bao nhiêu tuổi? (2 điểm).
– Thái tử thành đạo vào ngày trăng tròn (08 hoặc15) tháng 12 âl năm 594 TTL (theo Bắc truyền) tháng 2 năm 589 TTL (theo Nam truyền).
– Ngài thành đạo tại cội Bồ-đề bên dòng sông Ni-liên-thuyền (Niranjara), xứ Ma-kiệt-đà.
– Lúc đó Ngài 30 tuổi (theo Bắc truyền), 35 tuổi (theo Nam truyền).
- Tứ Niệm Xứ là gì? Hãy kể ra? (2 điểm).
– Tứ niệm xứ là 4 lĩnh vực quán niệm của pháp môn thiền định.
– Tứ Niệm Xứ gồm có:
+ Quán thân bất tịnh.
+ Quán tâm vô thường.
+ Quán thọ thị khổ.
+ Quán pháp vô ngã.
- Ý nghĩa, nội dung kinh Di Giáo là gì? (2 điểm).
Ý nghĩa, nội dung kinh Di Giáo: Đức Phật dạy đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy, tinh tấn nỗ lực tu tập thiền định, dứt trừ tham ái, hý luận, nỗ lực thành tựu trí tuệ giải thoát (tinh tấn tu tập theo con đường Giới-Định-Tuệ).
- Hãy nêu mười giới của Sa-di-ni (2 điểm).
- Không sát sanh
- Không được trộm cắp.
- Không được dâm dục.
- Không được vọng ngữ.
- Không được uống rượu.
- Không dùng hương hoa phấn sáp và trang sức
- Không được ca múa và cố tâm xem nghe.
- Không được nằm giường tốt, cao rộng.
- Không ăn phi thời.
- Không cầm giữ vật báu.
- Hãy nói xuất xứ và ý nghĩa của đoạn văn sau:
“Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế… Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?” (2 điểm)
Đoạn trên trích từ Quy Sơn Cảnh Sách, ý nghĩa nói về sự vô thường biến đổi nhanh chóng của sinh mạng con người./.
ĐỀ 12
- Đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ 2 vào lúc nào? Nhân duyên gì Ngài về thăm hoàng cung? (2 điểm).
Đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ 2 vào năm thứ 5 sau khi thành đạo.
Lúc nầy, vua Tịnh Phạn 90 tuổi, sắp băng hà. Đức Phật đã thuyết chân lý vô thường, vua đắc quả A-la-hán.
- Trong Tứ diệu đế những chi phần nào thuộc nhân quả thế gian? Những chi phần nào thuộc nhân quả xuất thế gian? (2 điểm).
– Khổ đế và tập đế thuộc nhân quả thế gian.
– Diệt đế và đạo đế thuộc nhân quả xuất thế gian.
- Đọc lời giáo huấn cuối cùng của Đức Phật trong kinh Di Giáo? (2 điểm)
“Các thầy Tỳ-Kheo! Hãy thường nhất tâm, nỗ lực cần cầu tuệ giác giải thoát. Toàn thể vũ trụ, dầu pháp biến động hay pháp bất động, đều là trạng thái bất an và tan rã.”
- Sáu pháp học của thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
- Không được cùng với người nam có tâm ô nhiễm xúc chạm thân.
- Không được trộm của người năm tiền trở xuống.
- Không được cố ý đoạn mạng chúng sinh.
- Không được cố ý vọng ngữ.
- Không được ăn phi thời.
- Không được uống rượu.
- Đọc bài kệ “Đăng Đạo Tràng” và nêu đại ý? (2 điểm).
Âm: Nhược đắc kiến Phật
Đương nguyện chúng sanh Đắc vô ngại nhãn Kiến nhất thiết Phật Án a mật lật đế hồng phấn tra
|
(Nghĩa: Được nhìn thấy Phật
Nên cầu cho chúng sanh Được mắt vô ngại Ba cõi vượt an lành Án a mật lật đế hồng phấn tra)
|
- Đại ý: Khi lên chùa thấy dung nghi Phật, ta nên đọc kệ phát nguyện, nguyện cho mình tất cả chúng sanh được con mắt trí tuệ thông suốt, vô ngại thấy tất cả chư Phật./.
ĐỀ 13
- Tại rừng khổ hạnh thái tử Tất-đạt-đa tu với ai, thời gian bao lâu, kết quả như thế nào? (2 điểm).
Tại đây Ngài cùng tu khổ hạnh với năm anh em A-nhã Kiều-trần-như đó là: Kiều-trần-như, Bạt-đề, Thập-lực, Ma-ha-nam và Át-bệ. Ngài theo phương pháp khổ hạnh ép xác trải qua sáu năm đến nỗi thân thể Ngài trở nên tiều tụy, kiệt sức, chỉ còn da bọc xương.
- Nói về ba điều giác ngộ đầu trong kinh Bát Đại Nhân Giác? (2 điểm).
- Giác tỉnh thế gian vô thường, thân tâm con người vô thường, vô ngã, không thật.
- Giác tỉnh tham dục là khổ, là gốc của sanh tử luân hồi, nên sống ít muốn sẽ được an vui giải thoát.
- Giác tỉnh không tham cầu thì bớt tạo nghiệp, biết sống tri túc, thanh đạm vui đạo, lấy trí tuệ làm sự nghiệp.
- Tam pháp ấn là gì? Hãy kể ra? (2 điểm).
– Tam pháp ấn là 3 khuôn dấu dùng để nhận biết đâu là chánh pháp Phật dạy. Nếu bài kinh nào không có 3 khuôn dấu này đó không phải là bài kinh Phật.
– Tam pháp ấn gồm: Vô thường, Khổ, Vô ngã. Hết thảy các pháp là vô thường, khổ đau và vô ngã.
- Thức-xoa-ma-na nghĩa là gì? (2 điểm).
Thức-xoa-ma-na là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là học pháp nữ. Là trong 2 năm phải học đủ 3 pháp: một là 4 giới căn bản; hai là học 6 pháp học; ba là học hành pháp và các oai nghi của Tỳ-kheo-ni.
- 5.Hãy nêu ý nghĩa nội dung của Quy Sơn Cảnh Sách? (2 điểm).
Quy Sơn Cảnh Sách là những lời sách tấn, khuyến khích, cảnh giác của Thiền sư Linh Hựu ở núi Quy cho người xuất gia tu học đúng chánh pháp./.
ĐỀ 14
- Vua Tịnh-phạn cử bao nhiêu phái đoàn đi thỉnh đức Phật về hoàng cung lần thứ nhất? Ai là người thỉnh đức Phật về hoàng cung? (2 điểm)
– Vua Tịnh-phạn cử 9 phái đoàn thỉnh đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ nhất.
– Tôn giả Ca-lưu-đà-di (sinh cùng giờ, ngày, tháng, năm với đức Phật) là người thỉnh đức Phật về thăm hoàng cung lần thứ nhất. Đức Phật vừa đi vừa thuyết pháp trải qua 2 tháng với quãng đường khoảng 600 km.
- Nội dung cơ bản của giáo pháp đức Phật là gì? Và được trình bày trong bài pháp nào? (2 điểm).
– Nội dung cơ bản của giáo lý đức Phật dạy là sự khổ (sự thật về bản chất của khổ đau) và sự diệt khổ (con đường đưa đến sự tận diệt khổ đau).
– Nội dung nầy được trình bày trong bài pháp Tứ diệu đế.
- Hãy đọc đoạn cảnh sách sau:“Phù xuất gia giả …dung mạo khả quan”? (2 điểm).
“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân. Dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân. Ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí. Tích niên hành xứ, thốn bộ bất di. Hoảng hốt nhất sinh, tương hà bằng thị. Huống nãi, đường đường Tăng tướng, dung mạo khả quan”.
- Y năm điều gọi là y gì? và có ý nghĩa gì? (2 điểm).
Y năm điều gọi là An-đà-hội, là y tác vụ một đoạn dài một đoạn ngắn, đắp y này chúng ta liên tưởng đến ý niệm giải thoát trong các việc làm, nguyện đời đời không xa rời mảnh ruộng phước thù thắng nầy. Nhờ mặc pháp phục, chúng ta luôn an trụ trong chánh giới, điều phục năm căn tăng trưởng năm lực, vun bồi năm phần pháp thân.
- Hãy kể năm giới sau của Sa-di-ni? (2 điểm)
- Không dùng hương hoa phấn sáp và trang sức
- Không được ca múa và cố tâm xem nghe.
- Không được nằm giường tốt, cao rộng.
- Không ăn phi thời.
- Không cầm giữ vật báu./.
ĐỀ 15
- Cuộc hành trình xuất gia-tầm đạo của Bồ-tát Tất-đạt-đa được lịch sử đánh giá như thế nào?(2 điểm).
Cuộc hành trình xuất gia-tầm đạo của Bồ-tát Tất-đạt-đa là một cuộc hành trình có một không hai trong lịch sử danh nhân, vĩ nhân thế giới nầy.
- Tứ Chánh cần là gì? Hãy kể ra? (2 điểm).
Tứ chánh cần là 4 điều siêng năng chân chánh. Tứ chánh cần bao gồm:
- Siêng năng dứt trừ những điều ác đã phát sinh.
- Siêng năng ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh.
- Siêng năng phát triển thêm những điều thiện đã làm.
- Siêng năng làm những điều thiện chưa làm.
- Hãy đọc bài kệ Thị Nhựt (công phu chiều) sau: “Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tuỳ giảm…thậnvật phóng dật”? (2 điểm).
“Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tuỳ giảm, như thiểu thuỷ ngư, tư hữu hà lạc, đại chúng đương cần tinh tấn, như cứu đầu nhiên, đản niệm vô thường, thận vật phóng dật”.
- Sáu pháp học của thức-xoa-ma-na là gì? (2 điểm).
- Không được cùng với người nam có tâm ô nhiễm xúc chạm thân.
- Không được trộm của người năm tiền trở xuống.
- Không được cố ý đoạn mạng chúng sinh.
- Không được cố ý vọng ngữ.
- Không được ăn phi thời.
- Không được uống rượu.
- Sao gọi là khai, giá, trì, phạm? (2 điểm).
– Khai: mở, cho làm.
– Giá: ngăn cấm không cho làm.
– Trì: giữ gìn, khi thọ giới rồi phải giữ gìn cho thanh tịnh.
– Phạm: vi phạm, như thọ giới rồi mà không giữ giới thì gọi là phạm./.
ĐỀ 16
- Người dâng cúng bữa cơm và toạ cụ lên đức Thế Tôn(trước khi Ngài thành đạo) là ai? (2 điểm).
– Nữ tín chủ Tu-xà-đề dâng cúng bữa ăn trước khi đức Thế Tôn thành đạo.
– Cậu bé Sa-va-ti-ka (cậu bé chân cừu ở làng này) rất mến mộ đức Phật và phát tâm hằng ngày cắt loại cỏ nhuyễn và mịn trải làm toạ cụ cho Ngài ngồi.
- Hãy tóm tắt nội dung những lời dạy cuối cùng của đức Phật? (2 điểm)
Những lời dạy cuối cùng của đức Phật bao gồm 03 điều căn bản như sau:
- Sống đúng chánh pháp là cách đảnh lễ, tán thán và quý mến Như Lai một cách tốt đẹp nhất.
- Hãy nương tựa vào chánh pháp, nương tựa vào chính mình.
- Lấy giới luật làm Thầy dẫn đường.
- Hãy giải thích Thập thiện? (2 điểm).
Thập thiện là mười nghiệp lành gồm:
- Ba điều lành nơi thân: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
- Bốn nghiệp lành thuộc khẩu: Không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói thêu dệt, không nói lời thô ác.
- Ba nghiệp lành nơi ý: Không tham, không sân, không si.
- Tại sao người nữ xuất gia trước phải trải qua hai năm thức-xoa mới tiến vào địa vị Tỳ-kheo-ni? (2điểm).
Đây chẳng phải Đức Phật kỳ thị phái nữ hoặc thiên vị phái nam mà vì sự cần thiết của sự thật, phải thêm một giai đoạn thức-xoa để rèn luyện tính tình của người nữ để cho họ quen dần với sinh hoạt của người xuất gia và phẩm hạnh được thuần thục.
- Oai nghi thứ 2 và thứ 3 của Sa-di-ni là gì? (2 điểm).
Oai nghi thứ 2 là kính Đại Sa-môn (Kính Đại Sa-môn đệ nhị), oai nghi thứ 3 là thờ Thầy (Sư sự đệ tam)./.
ĐỀ 17
- Tịnh xá nào được thành lập đầu tiên? Ở tại đâu, do ai cúng dường? (2điểm).
Tịnh xá Trúc Lâm được thành lập trước nhất, ở bên ngoài thành Vương Xá do vua Tần-bà-sa-la (Bimbisàra) cúng dường.
- Hãy giải thích Tam minh? (2 điểm).
Tam minh là trí tuệ sáng tỏ thông đạt vô ngại, gồm có:
– Túc mạng minh: Là trí tuệ thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của tự thân.
– Thiên nhãn minh: Là trí tuệ thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sanh, thấy rõ sự sinh tử của chúng sanh với tất cả nghiệp nhân và nghiệp quả.
– Lậu tận minh: Là trí tuệ đoạn tận lậu hoặc, chứng vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải thoát.
- Tóm tắt điều giác tỉnh thứ tư, thứ năm và thứ sáu trong kinh Bát ĐạiNhân Giác (2 điểm).
– Điều thứ tư giác tỉnh lười biếng là trụy lạc nên Bồ-tát luôn tinh tấn tu tập, chiến thắng nội tâm và ngoại cảnh.
– Điều thứ năm giác tỉnh chúng sanh vì ngu si nên mãi sanh tử, vì thế Bồ-tát thường siêng tinh tấn tu học để thành tựu biện tài, giáo hóa chúng sanh được giải thoát.
– Điều thứ sáu giác tỉnh với tâm từ bi, bình đẳng bố thí, bao dung.
- Thức-xoa-ma-na nghĩa là gì? (2 điểm).
Thức-xoa-ma-na là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là học pháp nữ. Là trong 2 năm phải học đủ 3 pháp: một là 4 giới căn bản; hai là học 6 pháp học; ba là học hành pháp và các oai nghi của Tỳ-kheo-ni.
- Đọc bài kệ Tẩy túc (rửa chân)? (2 điểm).
Âm: Nhược tẩy túc thời
Đương nguyện chúng sanh Cụ túc thần lực Sở hành vô ngại Án lam sa ha. |
(Nghĩa: Trong khi rửa chân
Nên nguyện chúng sanh Đủ sức thần thông Đi không chướng ngại Án lam sa ha)./.
|
ĐỀ 18
- Vì sao Thái tử Tất-đạt-đa phát tâm xuất gia? (2 điểm).
Thái tử dạo bốn cửa thành thấy cảnh già, bệnh, chết của con người mà nhận thức được nỗi thống khổ của con người trong vòng sinh tử luân hồi và thấy hình ảnh một vị Sa-môn thanh cao, giải thoát nên muốn xuất gia để tìm chân lý giải thoát cho tất cả chúng sinh.
- Ba môn học trí tuệ là gì? Hãy giải thích? (2 điểm).
Ba môn học trí tuệ bao gồm: Văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ.
- Văn tuệ: Trí tuệ phát sinh từ sự biết lắng nghe giáo pháp qua sự diễn giảng.
- Tư tuệ: Trí tuệ phát triển từ sự tư duy, thẩm định vấn đề đã nghe và nghiên cứu những lời Phật dạy để hiểu rõ chân lý.
- Tu tuệ: Trí tuệ tròn sáng do từ chỗ lắng nghe, tư duy rồi thực hành tu tập.
Văn-tư-tu là ba phương pháp giúp cho người học Phật nhận định đường hướng trong quá trình tu tập để đưa đến sự giác ngộ.
- Hãy đọc đoạn Cảnh Sách sau: “Nhất triêu ngoạ tật tại sàng…niên vãng đa chư quá cữu”. (2 điểm).
“Nhất triêu ngoạ tật tại sàng, chúng khổ oanh triền bức bách. Hiểu tịch tư thổn, tâm lý hồi hoàng. Tiền lộ mang mang, vị tri hà vãng. Tùng tư thuỷ tri hối quá, lâm khát quật tỉnh hề vi! Tự hận tảo bất dự tu, niên vãng đa chư quá cữu”.
- Khi ngồi thiền thì có bao nhiêu bài kệ quán tưởng? (2 điểm).
Khi ngồi thiền có 3 bài kệ:
- Phu đơn toạ thiền.
- Đoan toạ.
- Ngoạ cụ.
- Hành pháp của Thức-xoa-ma-na là gì? Có bao nhiêu hành pháp?
(2 điểm).
– Hành pháp của Thức-xoa tất cả giới và oai nghi của Tỳ-kheo ni mà Thức-xoa phải tập học.
– Tổng cộng 292 hành pháp./.
ĐỀ 19
- Tại sao Bồ-tát Tất-đạt-đa dám đem thân mạng của mình để cầu đạo vô thượng bồ đề? Ngài làm như thế là vì ai?
Bồ-tát Tất-đạt-đa dám hy sinh thân mạng vì Ngài biết chỉ có sự giác ngộ viên mãn (Vô thượng bồ đề) mới cứu độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.
- Tam vô lậu học là gì? (2 điểm).
Tam vô lậu học là ba môn học để đoạn trừ phiền não, chứng nhập quả vị giải thoát không còn nằm trong sự kiềm toả của tam giới. Nên tam vô lậu hậu còn được hiểu là ba môn học giúp hành giả không còn rơi lọt vào dòng chảy sanh tử. Đó là giới, định, tuệ.
- Tu thập thiện có lợi ích gì? (2 điểm).
Lợi ích của người tu thập thiện là: Cải tạo thân tâm, cải tạo hoàn cảnh, tạo chánh nhân sanh cõi trời, căn bản cho Phật đạo.
- Tại sao người nữ xuất gia trước phải trải qua hai năm thức-xoa mới tiến vào địa vị Tỳ-kheo-ni? (2 điểm).
Đây chẳng phải Đức Phật kỳ thị phái nữ hoặc thiên vị phái nam mà vì sự cần thiết của sự thật, phải thêm một giai đoạn thức-xoa để rèn luyện tính tình của người nữ để cho họ quen dần với sinh hoạt của người xuất gia và phẩm hạnh được thuần thục.
- . Đọc bài kệ chú “phu đơn tọa thiền” (bày đơn ngồi thiền) và “tọa thiền”? (2 điểm).
Âm: – Nhược phu sàng tọa
Đương nguyện chúng sanh Khai phu thiện pháp Kiến chân thật tướng.
– Chánh thân đoạn tọa Đương nguyện chúng sanh Tọa bồ đề tòa Tâm vô sở trước.
|
(Nghĩa: Nếu trải giường ngồi
Nên nguyện chúng sanh Mở bày thiện pháp Thấy tướng chân thật.
– Thẳng mình ngồi ngay Nguyện cho chúng sanh Ngồi tòa bồ đề Tâm không dính mắc)./. |
ĐỀ 20
- Thái tử Tất-đạt-đa xuất gia vào thời gian nào? (2 điểm).
Thái tử từ giả kinh thành Ca-tỳ-la-vệ, xuất gia vào ngày trăng tròn (mùng 8 hoặc 15) tháng 2 âm lịch năm 605 TTL (theo Bắc truyền) năm 595 TTL (theo Nam truyền)
- Tam minh mà đức Phật đã chứng đắc có nằm trong ngũ minh không? Ngũ minh là gì? (2 điểm).
Tam minh đức Phật đã chứng đắc không nằm trong ngũ minh.
Ngũ minh gồm có:
- Thanh minh: Ngôn ngữ học, văn học.
- Nhân minh: Luận lý học.
- Nội minh: Đạo lý học.
- Công xảo minh: Công kỹ nghệ học.
- Y phương minh: Y dược học.
- Theo bài kệ Kinh Lăng Nghiêm mở đầu thời công phu khuya, muốn báo đền ơn Phật chúng ta phải làm gì? (2 điểm).
Muốn báo đền ơn Phật chúng ta phải tu hành giác ngộ, phát tâm rộng độ chúng sanh và phụng sự khắp chúng sanh.
(Nguyện kim đắc quả thành bảo vương; Hoàn độ như thị hằng sa chúng, tương thử thâm tâm phụng trần sát. Thị tắc danh vi báo Phật ân.
- Thức-xoa trong 2 năm phải học 3 pháp, đó là những pháp gì? (2 điểm).
Ba pháp đó là:
- Giới căn bản, tức là 4 giới trọng.
- Sáu pháp học.
- Học pháp hành, nghĩa là tập học tất cả giới và oai nghi của bậc đại ni
- Hãy đọc bài và nói ý nghĩa bài kệ Hạ đơn (xuống đơn)? (2 điểm).
Âm: Tùng triêu dần đán trực chí mộ Nhất thiết chúng sanh tự hồi hộ
Nhược ư túc hạ tán kỳ hình Nhược ư túc hạ tán kỳ hình Án dật đế luật ni sa ha. |
(Nghĩa:Từ sáng giờ Dần suốt đến tối bbbHết thảy chúng sanh tự tránh giữ
Nếu rủi mất mình dưới chân tôi Cầu nguyện tức thời sanh tinh độ Án dật đế luật ni sa ha). |
Đại ý: Người xuất gia mỗi khi dở chân cất bước phải tâm không loạn động và đem lòng từ bi, nguyện cho chúng sanh bảo vệ thân mệnh được an toàn và chúng ta cũng cầu cho chúng sanh đều ra bể khổ, được an vui nơi Tịnh độ./.