Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Quan Điểm Của Phật Giáo Về Nguồn Gốc Loài Người?

by Lam Trương
18/02/2018
in Nhân Sanh - Thế Giới - Vũ Trụ Quan, Vấn Đáp

Hỏi:Một lần, tôi có đọc được một đoạn của bài viết trong báo Giác Ngộ như sau “Khi được hỏi con người ở thế giới này từ đâu có, trong một bản kinh Phật trả lời: có những vị Trời sắp hết phước, họ nhìn xuống thế giới này thấy có ánh sáng liền tìm đến. Tới nơi, họ ăn thử trái cây nơi đây thấy ngon, liền mất thần thông nên ở lại luôn, làm tổ tiên loài người…”.

Xin cho biết xuất xứ của đoạn kinh trên và tóm tắt ý chính của kinh. Quan điểm của Phật giáo về nguồn gốc loài người có sự khác biệt như thế nào so với các lý thuyết khoa học đương đại?

Đáp:

Đoạn kinh trên được trích dẫn từ kinh “Khởi Thế Nhân Bổn – số 27” ( Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường Bộ Kinh, tập 2, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 387. Kinh tương đương: “Kinh Tiểu Duyên – số 5” Đại Tạng Kinh Việt Nam, Trường A Hàm, tập 1, Nxb. Viện nghiên cứu Phật học Việt nam, 1991, Tr 285).

Theo quan điểm của Phật giáo được thể hiện cụ thể qua kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Nikàya) và kinh Tiểu Duyên (Agama), thế giới là vô cùng, vô tận. Trong mỗi thế giới có các dạng thức tồn tại khác nhau. Ngoài thế giới chúng ta đang sống đây còn có nhiều thế giới khác, trong đó, cõi Trời Quang Âm là một trong những thế giới có sự liên hệ mật thiết với chúng sanh ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Vào thời kỳ hình thành của thế giới này (có thể hiểu là quả đất và Thái dương hệ của chúng ta), các chúng sanh ở Quang Âm thiên sau khi thác sinh sẽ được chuyển sinh vào thế giới mà chúng ta đang sống. Buổi đầu hình thành thế giới, chưa có sự phân biệt giữa ngày và đêm, chưa có sự phân biệt giữa nam và nữ. Đất đai lúc đó có màu sắc và hương vị rất ngon ngọt. Khi ấy, “những chúng sanh này, do ý sanh, nuôi sống bằng tự hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không” (Kinh Khởi Thế Nhân Bổn). Sau đó, có một số chúng sanh nổi lên ý tưởng thử nếm vị ngọt của đất. Sau khi nếm, trong họ khởi dậy lòng tham ái thì ngay lúc đó, ánh sáng trên thân thể của họ biến mất. Lòng tham ái đã khiến cho các chúng sanh ấy trở nên thô xấu, họ không còn được tự tại, thanh thản như lúc đầu. Đồng thời, ý thức về giới tính xuất hiện, các chấp thủ phát sanh, điều kiện sống thay đổi…họ phải lao động cực nhọc để tồn tại và phải tranh đấu với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt khác để khẳng định sự hiện hữu của mình.

Cùng bàn về vấn đề nguồn gốc loài người, một quan điểm được giải trình trước hội đồng khoa học và đã được thông qua, đó là: “lúc trái đầt này hình thành, các chúng sanh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần thực phẩm. Rồi vị ngọt của đất và lúa đã cám dỗ họ khiến lòng ham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức các xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện”.(Thích Chơn Thiện, Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pàli, Luận án Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhy Ấn độ năm 1996, NXB. TP Hồ Chí Minh ấn hành 1999, tr77).

Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo thì nguồn gốc loài người trên trái đất này được xuất phát từ một thế giới khác, thế giới đó có tên là Quang Âm Thiên và đồng thời có những ưu điểm vượt trội hơn so với thế giới của chúng ta. Quan điểm này mặc dù được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều giác độ khác nhau nhưng theo chúng tôi, mãi đến hôm nay các lý thuyết về nguồn gốc loài người mà các nhà khoa học đưa ra vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn cãi.

Đơn cử như lý thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người được đề cập trong tác phẩm: “Nguồn gốc các loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên”. Ông cho rằng, con người được hình thành chính ở ngay thế giới này. Tuy nhiên, ở cuối tác phẩm này Darwin đã lưu ý rằng: “một ngày nào đó sẽ có sự bổ sung nhằm soi sáng nguồn gốc và lịch sử loài người” (Xem, Phạm Thành Hổ, Nguồn gốc loài người,Nxb. Giáo dục, 1997, Tr7). Điều này cho thấy rằng lý thuyết của Darwin là một lý thuyết mở, cần được bổ sung để kiện toàn. Gần đây nhất, đã có một số nhà khoa học cận hiện đại như Carl Sagan (1934 – 1996), Francis Crick (1916 – 2004) – người đồng khám phá ra chuỗi xoắn kép ADN – đã đưa ra giả thuyết cho rằng loài người trên trái đất có nguồn gốc từ các hành tinh, các thế giới xa thẳm trong không gian (Xem, Kiến Thức Ngày Nay số 314, 1999). Những nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài trái đất của các nhà khoa học trong những năm gần đầy đã cho thấy rằng, vấn đề nguồn gốc của loài người là một vấn đề chưa thể vội vàng đưa ra một kết luận chung cùng, đích đáng.

(Giác Ngộ)

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

Bài Học Đạo Lý

1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

24/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Thiền Sư Việt Nam Là Người Đầu Tiên Truyền Phật Pháp Vào Trung Hoa

19/04/2020
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Kinh Phật Hệ Nguyên Thủy Nói Rất Nhiều Về Chư Thiên

31/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

30/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Ăn Chay - Phóng Sanh

Cúng Mặn Cho Gia Tiên Có Thất Kính Với Phật?

29/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Ðiện Thoại Có Lưu Hình Phật, Bỏ Túi Mắc Tội Không?

28/12/2019

Bài mới

Ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

13/05/2025
Chùm ảnh diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2569 – DL: 2025 Ban Trị sự GHPGVN  tỉnh Long AN

Chùm ảnh diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2569 – DL: 2025 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long AN

13/05/2025
Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Long An Trang Nghiêm Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vesak PL: 2569 – DL: 2025

Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Long An Trang Nghiêm Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vesak PL: 2569 – DL: 2025

13/05/2025
Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 – DL.2025

Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 – DL.2025

11/05/2025
Ban Trị Sự GHPGVN Huyện Cần Giuộc Trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Vesak Pl:2569 – Dl:2025

Ban Trị Sự GHPGVN Huyện Cần Giuộc Trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Vesak Pl:2569 – Dl:2025

10/05/2025

Thông Báo

Ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Chùm ảnh diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2569 – DL: 2025 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long AN

Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Long An Trang Nghiêm Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vesak PL: 2569 – DL: 2025

Đức Hòa: Chùa Linh Nguyên long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản PL. 2569 – DL. 2025

BTS GHPGVN huyện Châu Thành tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 – DL.2025

Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 – DL.2025

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo