Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Phất Trần

by Lam Trương
26/03/2018
in Căn Bản, Vấn Đáp

HỎI:Chúng tôi thấy di ảnh các tổ sư, thiền sư và chư vị hòa thượng thường cầm phất trần trên tay và trong một số nghi lễ Phật sự khác chư vị hòa thượng cũng cầm phất trần. Xin cho biết khái quát về nguồn gốc và ý nghĩa của loại pháp khí phất trần này. Có ý kiến cho rằng, phất trần là một loại pháp khí có nguồn gốc từ Đạo giáo ở Trung Quốc, điều ấy đúng không? (TRẦN LÂM, Cát Hải, Phù Cát, Bình Định; baodinh…@ ymail.com)

ĐÁP: Bạn Trần Lâm và baodinh… thân mến!

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Phất trần, Phạn ngữ Vyajana, Hán ngữ dịch là Phất tử, Phất, Chủ vĩ. Phất trần nguyên là cây chổi quét bụi, đuổi muỗi mòng, là một trong những vật tùy thân của các Tỷ kheo ở Ấn Độ. Đức Phật thiết định giới luật cho phép các Tỷ kheo mang theo phất trần bên mình để xua đuổi sự quấy nhiễu của muỗi mòng.

Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sư, quyển 6 quy định nguyên liệu để sử dụng làm phất trần cho các Tỷ kheo gồm: Lông dê, gai vải bông xé nhỏ, vải hoặc vật cũ rách, nhánh cây, ngọn cây. Tuy nhiên, không dùng các nguyên liệu quý giá để làm phất trần như bạch phất (phất trần màu trắng) mà các bậc trưởng giả thường dùng, được làm từ lông ngựa trắng hay lấy từ lông đuôi của trâu trắng (camara) quý hiếm sống ở Hy Mã Lạp Sơn.

Về sau, trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, các Tỷ kheo cũng sử dụng phất trần nhưng với hình thức của bạch phất và mang nhiều ý nghĩa biểu trưng như một pháp khí.

Các kinh luận Phật giáo Bắc truyền thường mô tả chư vị Bồ tát hay các bậc trưởng giả tay cầm bạch phất. Theo Đà La Ni Tập Kinh, Bồ tát Quán Thế Âm tay trái cầm  bạch phất, Bồ tát Phổ Hiền tay phải cầm bạch phất. Khi Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp để hóa độ mẹ trở về, Phạm Thiên tay phải cầm bạch phất đứng hầu bên phải. Trong tay thứ 40 của Thiên Thủ Quán Âm (Quán Âm ngàn tay) cầm cây bạch phất, biểu trưng cho việc tẩy trừ phiền não và xua tan các chướng nạn.

Theo Tôn Thắng Phật Đảnh Tu Du Già Pháp Quỹ Nghi, quyển Thượng, chư vị hành giả Mật tông, mỗi khi đi đường thường mang theo cây bạch phất, trì tụng chân ngôn để làm phương tiện độ sinh, nếu gặp súc sinh thì dùng phất trần màu trắng phất lên mình nó khiến cho nó lìa khổ, được giải thoát. Trong các đàn tràng truyền pháp quán đảnh của Mật giáo, phất trần cùng với quạt báu là những loại pháp khí quan trọng, biểu trưng cho sự xua tan phiền não, dẹp tan các chướng nạn.

Các thiền sư Trung Quốc rất chuộng dùng bạch phất làm vật trang nghiêm. Khi thượng đường thuyết pháp cho đại chúng, vị phương trượng thường cầm phất trần, lúc này phất trần tượng trưng cho sự thuyết pháp. Vị trụ trì hoặc các vị chức sự trong chùa khi thượng đường để xử lý công việc cũng cầm phất trần, gọi là bỉnh phất. Có năm chức sự được sử dụng phất trần gọi là Bỉnh phất ngũ đầu thủ gồm: Tiền đường Thủ tọa, Hậu đường Thủ tọa, Đông tạng chủ, Tây tạng chủ và Thư ký. Trong trường hợp người thị giả của chư vị hòa thượng cầm phất trần đứng hầu ở phía sau thì gọi là Bỉnh phất thị giả.

Về sau, tại những nước theo Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, phất trần là một loại pháp khí quan trọng được sử dụng rộng rãi trong thiền môn và các Phật sự như pháp hội, đàn tràng quán đảnh, các nghi thức an táng…

Như vậy, phất trần là một pháp khí của chư Tăng có nguồn gốc ở Ấn Độ, với chức năng như một vật tùy thân cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho đời sống du hành. Sau khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự. Và như thế, phất trần không phải là pháp khí có nguồn gốc từ các đạo sĩ Đạo giáo ở Trung Quốc.

Nguồn: giacngo.vn

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

Bài Học Đạo Lý

1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

24/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Thiền Sư Việt Nam Là Người Đầu Tiên Truyền Phật Pháp Vào Trung Hoa

19/04/2020
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Kinh Phật Hệ Nguyên Thủy Nói Rất Nhiều Về Chư Thiên

31/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

30/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Ăn Chay - Phóng Sanh

Cúng Mặn Cho Gia Tiên Có Thất Kính Với Phật?

29/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Ðiện Thoại Có Lưu Hình Phật, Bỏ Túi Mắc Tội Không?

28/12/2019

Bài mới

Phước Duyên Chiêm Bái Xá Lợi – Thức Tỉnh Niềm Tin Chân Chánh                                                              

Phước Duyên Chiêm Bái Xá Lợi – Thức Tỉnh Niềm Tin Chân Chánh                                                             

18/05/2025
Tân Thạnh: Chùa Giác Hoa tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 và Tưởng niệm 62 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

Tân Thạnh: Chùa Giác Hoa tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 và Tưởng niệm 62 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

17/05/2025
Ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Ban Trị sự GHPGVN huyện Thủ Thừa long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

13/05/2025
Chùm ảnh diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2569 – DL: 2025 Ban Trị sự GHPGVN  tỉnh Long AN

Chùm ảnh diễu hành xe hoa Đại lễ Phật đản Vesak PL: 2569 – DL: 2025 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long AN

13/05/2025
Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Long An Trang Nghiêm Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vesak PL: 2569 – DL: 2025

Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Long An Trang Nghiêm Long Trọng Tổ Chức Đại Lễ Vesak PL: 2569 – DL: 2025

14/05/2025

Thông Báo

Hoằng pháp trong xu hướng thời đại mới với đồng bào Việt Nam ở Hải ngoại

Phước Duyên Chiêm Bái Xá Lợi – Thức Tỉnh Niềm Tin Chân Chánh                                                             

BTS GHPGVN huyện Đức Huệ tổ chức Đại lễ Phật Đản PL. 2569 – DL. 2025

Tân Thạnh: Chùa Giác Hoa tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2569 và Tưởng niệm 62 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân

PHÁT BIỂU TỔNG KẾT ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HỢP QUỐC 2025 TẠI VIỆT NAM – HÒA THƯỢNG THÍCH MINH THIỆN

VỊ THẾ CỦA PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo