Hỏi:
Vô cực với thái cực khác nhau thế nào?
Đáp:
Thái cực do Đạo giáo (Trang Tử) lập ra, họ cho thái cực là có cực; nhưng sự thật không có cực, vì Đạo giáo có tư tưởng chấp thật thì phải có cực. Thái cực sanh lưỡng nghi là âm dương, tất cả vật chất đều có âm dương, như muốn thành một quả trái cây thì phải có âm dương.
Vô cực của Đạo giáo cũng là vô thỉ vô minh, họ cho là cùng tột, nhưng chưa cùng tột. Phật giáo phá vô thỉ vô minh đạt đến cùng tột, mà nói cùng tột là không có chỗ cùng tột, vì vô thỉ là nghĩa vô sanh (không có sự bắt đầu), làm sao có cùng tột? Phải có sanh khởi mới có cùng tột, tức là có sanh rồi có diệt.
Kinh Dịch là tư tưởng chấp thật, giáo lý nhà Phật phá tư tưởng chấp thật; không có cái gì thật, không có cái gì để lập chân lý. Nếu kiến lập chân lý là hai chân lý, cũng trên đầu mọc thêm cái đầu. Phật giáo không kiến lập chân lý là khác với các tôn giáo có kiến lập chân lý. Nhưng các Pháp sư Phật giáo nói có chân lý, vì họ có sự kiến lập.
Phật đã nói là vô thỉ, người chứng quả là ngộ pháp vô sanh. Vô sanh thì không có thỉ (không có bắt đầu), nếu có sanh thì phải có bắt đầu, nên phải có chung (cuối cùng); có sanh thì phải có diệt, đó là tương đối. Phật pháp không phải vậy, nhưng không phủ định cái gì cả, nó vẫn y như cũ; như nãi chuối vẫn là nãi chuối, chùm nho vẫn là chùm nho; không thể đem ý mình thêm hay bớt vào một chỗ nào, tất cả đều vô thỉ vô chung là Niết bàn sẵn sàng.
Có nhà khoa học nước Anh phát minh tất cả vật chất có năng lượng không sinh diệt, chỉ là chuyển biến. Như oxy hợp lại hyro thành nước, phân tích ra thành oxy và hyro. Đối với Phật pháp cũng vậy, tất cả đều do tâm tạo, nhắm mắt chiêm bao và mở mắt chiêm bao đều là chiêm bao.
Phật dạy mọi người ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh, tức là nhảy ra ngoài chiêm bao thì việc sinh tử được giải quyết xong. Nếu không nhảy ra ngoài mở mắt chiêm bao thì cứ thay đổi hoài, từ thân người chuyển thành thân heo, thân chó, thân chuột… tùy theo nghiệp mà thay đổi.