Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Trực Ngôn Can Gián – Thản Nhiên Vô Tư

by Lam Trương
24/12/2016
in Bài Học Đạo Lý

Vào thời Xuân Thu, Yến Anh làm quan nước Tề. Vào năm thứ 3 đời vua Tề Trang Công, quan đại phu nước Tấn là Loan Doanh chạy trốn đến nước Tề. Tề Trang Công thịnh tình khoản đãi ông ta, nói với quần thần: “Loan Doanh rất có tài, ta thiện đãi ông ấy, muốn ông ấy giúp ta thành tựu đại nghiệp”.

Yến Anh và Loan Doanh trước đó đã gặp mặt nói chuyện với nhau, lúc này Yến Anh mới nói với Trang Công: “Loan Doanh là người xảo quyệt bất lương, hắn và thần từng nói chuyện với nhau nên thần hiểu rõ điều này. Thần thấy hắn đối với Chúa công thì dùng lời lẽ cực kỳ nịnh bợ, không câu nào là chân tình cả. Hắn cố ý làm như thế là bởi có dụng ý bất thiện, Chúa công cần phải đề phòng”.

Trang Công không chịu nghe, đối với Loan Doanh vẫn tin yêu như trước. Loan Doanh tại nước Tề kết giao với các quan đại thần, tặng quà hối lộ khắp nơi, cực lực kết bè với nước Ba, nhiều người đều bị hắn lung lạc lôi kéo và nói tốt cho hắn. Yến Anh hết sức can gián Trang Công, thỉnh cầu vua hãy đề phòng Loan Doanh, cuối cùng Tề vương kiềm chế không được, mở miệng mắng to: “Ngươi chẳng biết tốt xấu, chẳng lẽ Loan Doanh với ngươi có thù oán hay sao, ngươi mỗi ngày đeo bám theo ta nói bậy về ông ấy, ta xem ra kẻ gian ác chính là người như ngươi đó!”.

Yến Anh không kiêng sợ, nói: “Chúa công yêu thích lời ngon tiếng ngọt, Loan Doanh liền lợi dụng điều này. Nếu nói người như vậy là trung, thế thì ai là kẻ bất trung? Thần không thẹn với lương tâm, vì có lòng liêm sỉ nên không nịnh hót bợ đỡ, chỉ có kẻ gian ác mới không xem trọng liêm sỉ mà thôi”.

Qua một năm, Loan Doanh làm nội gián cho nước Tấn chân tướng đã bại lộ, Trang Công không tự phản tỉnh, mà lại chỉ trích Yến Anh nói chuyện vô lý, phạm thượng.

Năm Tề Trang Công thứ 6, Trang Công bị quyền thần là Thôi Trữ giết chết, không ai dám đi phúng điếu. Yến Anh bất kể an nguy, ôm thi thể Trang Công khóc lớn. Thôi Trữ nói với Yến Anh: “Chúa công đối với ngươi cũng không trọng dụng, ngươi vì sao mà khóc hắn?”.

Yến Anh nghiêm mặt nói: “Trung thì không siểm nịnh, gian thì không nói Chân. Ta thân là bề tôi, đương nhiên tận trung, sao có thể chỉ biết trách người đã chết, không có đại nghĩa như thế được?”.

Tả hữu hai bên Thôi Trữ muốn giết Yến Anh, Thôi Trữ đối với Yến Anh từ lâu cũng đã căm hận thấu xương rồi, nhưng lại nghĩ khác, quay ra nói với thủ hạ: “Hắn không sợ chết, giết hắn ích gì? Hắn được trăm họ ngưỡng vọng, thả hắn ra lại có thể thu phục được nhân tâm”.

Thôi Trữ vì để củng cố quyền thế, thiết lập uy tín, bèn đưa toàn bộ văn võ bá quan trong triều đến trước miếu Thái Tông, phái hơn 1.000 binh mã trong ngoài vây chặt, bức bách bọn họ phải tuyên thệ phục tùng ông ta. Ai không phục tức thì bị xử tử. Đã giết chết 7 người, không khí mười phần khủng bố.

Đến phiên Yến Anh. Mọi người nín thở, chỉ thấy Yến Anh ung dung giơ cao chén rượu, ngửa mặt lên trời bi phẫn mà than rằng: “Đáng hận thay! Thôi Trữ vô đạo giết quân vương. Phàm kẻ nào làm điều ác, trợ Trụ hành ác sẽ không được chết tử tế!”. Nói xong cạn chén. Thôi Trữ thẹn quá nổi khùng, hung hăng dùng kiếm chĩa thẳng vào ngực Yến Anh, muốn ông sợ mà phục tùng tuyên thệ. Yến Anh tuyệt không kiêng sợ, lớn tiếng trả lời: “Yến Anh ta quyết không khuất phục ngươi đâu!”. Thôi Trữ định xuống tay. Lúc đó, một thuộc hạ tâm phúc của ông ta mới can rằng: “Ngàn vạn lần không được! Ngài giết Trang Công là bởi vì hắn vô đạo, người dân trong nước không phản ứng gì nhiều, nhưng nếu Ngài giết Yến Anh, thì rất có thể sẽ phiền toái đó”. Thôi Trữ chẳng thể làm gì, tức giận đuổi Yến Anh đi.

Tề Cảnh Công kế vị, Yến Anh thấy vua tin yêu Lương Khâu Cư, hoàn toàn tiếp nhận những lời siểm nịnh, bất giác trong lòng buồn phiền. Một ngày, Lương Khâu Cư lại mở miệng nịnh nọt Cảnh Công, Cảnh Công nói với chúng thần rằng Lương Khâu Cư và vua hết sức hòa hợp. Yến Anh bước ra nói: “Thần thấy chẳng hòa hợp. Lương Khâu Cư rõ ràng tự dưng tâng bốc Chúa công, toàn là vô căn vô cứ, đó chính là những lời siểm nịnh mà thôi. Ông ta có thể là “tương đồng” với Chúa công, nhưng không phải là “hòa hợp”, bệ hạ nghĩ kỹ xem có phải là như thế không?”.

Cảnh Công bối rối, nói: “Điều này có gì phân biệt chứ?”.

Yến Anh nói thẳng: “Đương nhiên không giống nhau. “Hòa hợp” thì giống như là nấu canh vậy. Dùng nước, lửa, giấm, tương, muối, mơ cùng các chủng loại khác lường tính gia giảm cho điều hòa, trộn đều, trước tiên dùng lửa mà nấu, loãng thì thêm cái, cạn thì thêm nước, như thế món ăn sẽ được thơm ngon đúng vị. Đạo quân thần cũng giống như thế, Chúa quân mà đúng, chúng thần cần phải cật lực ủng hộ. Chúa quân không đúng, chúng thần cần phải chỉ ra mà sửa. Như vậy, quốc gia mới có thể yên ổn, chính sự mới không bị tổn thất”.

Cảnh Công nghe cảm thấy mù mịt, Yến Anh lập tức nói tiếp: “Lương Khâu Cư vì để mua vui cho Chúa công, bất kể đúng sai, thuận theo Chúa công hành sự xuất ngôn, trước sau hòng bảo trì sự nhất trí với Chúa công, đó là cố sức “tương đồng” hay là thực sự “hòa hợp” đây? Như thế đối với Chúa công đối với quốc gia có ích lợi gì đây? Vô cớ tâng bốc làm tăng thêm tâm kiêu ngạo của Chúa công. Nghe theo lời hắn như vậy, giống như canh đã loãng lại thêm nước vào, sẽ nhạt không ra vị gì nữa. Nếu cây đàn chỉ có mỗi một thanh âm, thì chẳng ai muốn nghe nó hát”.

Cảnh Công nghe xong thì hiểu ra, không nhịn được buột miệng khen hay. Cảnh Công nói với chúng thần: “Lâu nay nghe nói Yến Anh dũng khí hơn người, một lòng trung nghĩa, hôm nay ta rốt cuộc đã được nhìn thấy. Ông ấy không sợ chọc ta nổi giận, dám nói điều mà người khác không dám nói, đó mới đích thực là trung thần chân chính”.

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Bài Học Đạo Lý

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

30/04/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI
Bài Học Đạo Lý

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Bài Học Đạo Lý

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI MỚI

28/11/2022
Bài Học Đạo Lý

Từ Bi Và Bạo Lực

30/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Có Một Câu Chuyện Ngụ Ngôn Khiến Người Ta Phải Suy Gẫm

29/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Đừng Thay Đổi Bản Chất Của Bạn Đơn Giản Bởi Vì Có Ai Đó Đang Cố Làm Tổn Thương Bạn

28/04/2020

Bài mới

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

05/05/2025
Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

05/05/2025
Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

05/05/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

28/04/2025

Thông Báo

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Tân An: Lễ Huý Kỵ Ni Trưởng Thích Nữ Minh Liên lần thứ 5

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo