Ngày 06/02/2022( nhằm ngày mùng 6 tháng giêng năm Nhâm Dần) chùa Trung Thuận, xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, trang nghiêm tổ chức lễ Lạc Thành, An Vị Phật, Khánh tạ Tam Bảo.
Quang lâm chứng minh buổi lễ có sự hiện diện cao quý của HT. Thích Thiện Huệ- Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An; HT. Thích Minh Thiện- Uỷ viên HĐTSTƯ, Phó trưởng Ban Hoằng pháp TƯ, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An; HT. Thích Thiện Tài- Phó trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Long An; TT. Thích Minh Thọ- UVHĐTSTƯ GHPGVN- Phó trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Pháp chế GHPGVN tỉnh Long An; TT. Thích Lệ Trí- Uỷ viên HĐTSTƯ GHPGVN, Phó trưởng Ban trị sự kiêm Trưởng Ban Giáo dục Phật Giáo GHPGVN tỉnh Long An, cùng quý Chư tôn đức Tăng, Ni thường trực ban Trị sự tỉnh và các huyện thị và quý Chư tôn đức Tăng, Ni trụ trì các tự viện trong tỉnh Long An đồng về tham dự.
Ban tổ chức trân trọng đón tiếp: Ông Trần Văn Cần- Nguyên Phó Bí thư Tỉnh Uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Long An; Bà Phạm Ngọc Tiệp- Phó Chủ tịch MTTQVN tỉnh Long An; Ông Trương Văn Biết- Nguyên Bí thư Huyện Uỷ huyện Châu Thành; Ông Nguyễn Dương Phong Linh -Phó Bí thư thường trực Huyện Uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành; Ông Nguyễn Văn Khải-Phó Bí thư Huyện Uỷ, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, cùng quý vị khách quý lãnh đạo các ban nghành, đoàn thể của huyện Châu Thành và xã Thuận mỹ và hoan hỷ đón tiếp với sự tham dự của quý mạnh thường quân và đồng bào Phật tử các giới trở về tham dự.
Trong buổi lễ sau nghi thức niệm Phật cầu gia hộ, Đại Đức Thích Huệ Quang- Trưởng Ban trị sự GHPGVN huyện Châu Thành, Trụ trì Chùa Trung Thuận đã báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển cũng như kinh phí xây dựng chùa Trung thuận lên Chư Tôn Đức tăng, Ni hoan hỷ chứng minh và toàn thể hội chúng hoan hỷ liễu tri. Theo đó, Chùa Trung Thuận được thành lập vào khoảng năm 1900 do Sư cô tên là Phan Thị Kim, người miền Bắc đi vào miền Nam lập nghiệp với người con trai là Đoàn Văn Đông, sau dó chọn đất Thuận Mỹ làm nơi dừng chân, và nhận thấy tạm bợ, giác ngộ chân lý Phật, cô tìm đất để cất giữ am tu học,nhân duyên đến với họ Châu tại làng Thuận Mỹ hiến đất. Sư cô dựng lên ngôi nhà thờ Phật và tu tập hàng ngày, sau khi người con Trai duy nhất của cô trưởng thành gia thất, cô thế phát xuất gia, từ đây bước vào con đường hoằng dương Phật Pháp. Mọi người sớm chiều nhờ đức độ tu hành, và người dân được gọi là bà Kim. Sau khi Sư cô viên tịch, kết nối có một số vị trí Tăng đến như: Hòa Thượng Thích Thiện Giống, HT. Thích Thiện Bốn, HT. Thích Thiện Minh, HT Thích Thiện Nhựt, HT. Thích Thiện Đạo và Ông Châu Văn Chánh là thân sinh của bà Châu Thị Sửng.
Năm 1964, chùa chìm trong bom, pháo kích hư hỏng hoàn toàn, chỉ còn lại nền đất trống. Sau hòa bình lặp lại, người dân gom lại một số mảnh vỡ nhỏ của Phật tượng và sắp đặt để thờ.
Năm 2008, nhân dân địa phương dựng lại am lá lớn hơn gồm chiều rộng 8m, dài 8m.
Năm 2010, Nhân dân địa phương kiến nghị Ban Đại diện GHPG Việt Nam huyện Châu Thành, làm thủ tục xin phục hồi ngôi chùa. Ngày 19 – 5 – 2010, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Long An ban hành công văn số 004/CV/BTS/v/v chấp thuận việc khôi phục chùa Trung Thuận do hòa Thượng Thích Thiện Thanh ký.
Ngày 12-8-2010, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Long An ban hành công văn số 2799/UBND-VX chấp thuận việc khôi phục chùa Trung Thuận do ông Trần Hữu Phước ký.
Tháng 1- 2011 Đại Đức Thích Huệ Quang (Thư ký Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Châu Thành ) phát nguyện về để khôi phục lại ngôi chùa.
Ngày 21-7-2011, Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Long An ban hành quyết định số 017/QĐ/BTS/VII bổ nhiệm Đại Đức Thích Huệ Quang giữ nhiệm vụ trụ trì.
Năm 2019 trùng tu xây dựng mới các công trình: giai đoạn 1 xây dựng Chánh điện, Nhà tổ. Giai đoạn 2 xây dựng Tăng xá, phòng khách, trai đường…. và các công trình phụ xung quanh với tổng kinh phí xây dựng là hơn 8 tỷ việt nam đồng.
Tại buổi lễ Đại đức trụ trì đã thành kính đón nhận những tịnh tài do HT chứng minh và quý chư tôn đức Tăng, Ni trao tặng. những lẵng hoa tươi thắm của các ban ngành, đoàn thể của huyện Châu thành và xã trao tặng.
Đạo từ tại buổi lễ HT. Thích Minh Thiện đã từ bi ban lời đạo từ. Bằng lòng từ mẫn của vị ân sư, Ngài hoan hỷ trước quá trình trùng tu chùa Trung Thuận đã hoàn thành và sự gia tâm cầu nguyện của quý Chư tôn đức Tăng, Ni và sự phát tâm ủng hộ của quý mạnh thường quân cùng quý Phật tự đạo tâm xa gần đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đại đức trụ trì hoàn thành tâm nguyện trùng tu ngôi tam bảo trở nên khang trang để cho tứ chúng có nơi an tâm tu học và hoằng dương giáo pháp. Ngài đã chỉ dạy về Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần. Trải qua hơn 2000 ngàn năm lịch Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, tinh thần hộ quốc an dân, những giá trị cốt lỏi của tinh thần ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Và Ngài cũng khuyến tấn những ngôi già lam, tự viện nên áp dụng thực hành theo tinh thần ấy thông qua ba điều cốt lõi. Thứ nhất hướng dẫn đời sống tâm linh một cách tích cực theo tinh thần và giáo lý của Phật giáo, vận dụng tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi và trí tuệ để phát triển phẩm chất đạo đức phù hợp với người học Phật. Thứ hai mỗi ngôi già lam tự viện là nơi góp phần truyền bá và phát triển truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đào tạo hiền tài để xây dựng đất nước. Thứ ba quan tâm chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của xã hội. Ngài còn nhắc lại hạnh nguyện đồng hành cùng dân tộc qua lời dạy của Cố HT. Thích trí Thủ- nguyên đệ nhất chủ tịch HĐTSTW GHPGVN: Những gì tôi làm cho đạo Pháp là cũng làm cho dân tộc, những gì tôi làm cho dân tộc cũng làm cho đạo Pháp”. Ngài mong muốn Đại Đức trụ trì nên vận dụng tinh thần Phật giáo thời Trần bằng phương pháp linh hoạt để hoằng dương Phật pháp và gìn giữ bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sau buổi lễ hành chánh là nghi thức truyền thống Phật giáo, Ban tổ chức đã cung thỉnh Chư tôn đức giáo phẩm, Chư tôn đức Tăng, Ni và quý vị khách quý quang lâm chánh điện cắt băng khánh thành và cử hành nghi thức an vị Phật cùng chư vị bồ tát và lịch đại tiền bối khai sơn và trùng hưng chùa Trung Thuận qua nhiều thời kỳ. Buổi lễ thành tựu viên mãn trong tinh thần hoan hỷ của quý Chư tôn đức Tăng, Ni và đồng bào Phật tử.