Hỏi:
Cách đi kinh hành tham thiền như thế nào?
Đáp:
Ngồi cũng hỏi và nhìn song song, đi cũng hỏi và nhìn song song. Ngồi và đi là để điều thân, tức là đi mỏi chân thì ngồi, ngồi tê chân rồi đi. Nhưng đông người phải có quy định thời giờ, ngày xưa đốt một cây hương đi, hết cây hương đi rồi đốt cây hương để ngồi. Cho nên, lúc ngồi gọi là tọa hương, lúc đi gọi là đi hương.
Vua Ung Chính dự thiền thất trong hoàng cung 2 ngày được kiến tánh, ông đọc ngữ lục Ngọc Lâm Quốc Sư (thầy của vua cha ông là Khang Hy), lúc này Ngọc Lâm đã tịch rồi, không có người kiến tánh để kế thừa. Vua Ung chính hạ lịnh toàn quốc tìm đệ tử Ngọc Lâm để kế thừa. Cuối cùng gặp Tổ Thiên Triệt, công phu đến mức nhưng chưa kiến tánh.
Tổ Thiên Triệt được vua mời vào cung thành tham vấn, khi vua Ung chính hỏi thì mới biết Tổ Thiên Triệt chưa kiến tánh. Vua Ung Chính rút kiếm ra nói: “Mời ông vô Thiền Đường, hẹn cho ông 7 ngày phải biết ý của Tiên Sư, nếu 7 ngày ông không biết ý của Tiên Sư thì cây kiếm này sẽ chém đầu ông”.
Vua Ung Chính sai người đến nhắc chừng Tổ Thiên Triệt: Hôm nay còn có 6 ngày nha! Rồi ngày mai nói: Hôm nay chỉ còn 5 ngày nha! Cứ nhắc như thế, cuối cùng còn 1 ngày thì mỗi tiếng đồng hồ cảnh cáo: Bây giờ, còn có 23 tiếng nha! Rồi cách một tiếng mà nói: Chỉ còn 22 tiếng nha! Đến chừng còn 7 tiếng cũng chưa kiến tánh. Lúc ấy, tâm của ông không còn biết ngoại cảnh, đang lúc đi thật nhanh tự mình cũng không biết, đụng vào cây cột thì được kiến tánh.
Tổ Thiên Triệt gặp Vua, Vua hỏi thì biết Tổ Thiên Triệt đã kiến tánh, mới nói là: “Như ý, như ý”. Rồi mời ông làm trụ trì chùa Cao Mân.
Vua Khang Hy đến Thiền Đường Cao Mân 3 lần dự thiền thất, lần thứ 3 đang tọa hương, lúc đó Trụ Trì và Duy Na đều kiến tánh, Duy Na cầm hương bản đến đánh Vua 3 cái, Vua nổi giận không nói là muốn giữ quy cũ.
Khi hết giờ tham thiền Vua mới nói Trụ Trì: Vừa rồi Duy Na sao dám đánh Trẫm?
Rồi mời Duy Na lại hỏi: Tại sao khi không đánh vua?
Duy Na nói: Vừa rồi tôi thấy vua không có tham thiền, mà nghĩ nhớ đến cung phi, nên tôi muốn giúp vua. Vua nghe nói vậy, Duy Na nói rất đúng, không trách mà kính phục.