Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Cân Đối Thu Nhập & Chi Tiêu

by Lam Trương
01/06/2019
in Căn Bản, Lịch Sử Phật Giáo, Nhân Sanh - Thế Giới - Vũ Trụ Quan, Vấn Đáp

Tài sản cần chia bốn: Một phần mình an hưởng/ Hai phần dành công việc/ Phần tư, phần để dành.

HỎI: Tôi là Phật tử, trước đây tôi có nghe một vị thầy giảng về cách thức tiêu xài tiền bạc và của cải do mình làm ra. Tôi còn nhớ đại khái là chia làm bốn phần nhưng không nhớ cụ thể là những gì? Mong quý Báo trợ duyên, giới thiệu các kinh sách đề cập đến vấn đề này để cho tôi biết rõ mà thực hành việc cân đối thu nhập và chi tiêu đúng theo lời Phật dạy.

(QUẢNG HOA, tuan…september@gmail.com)

ĐÁP: Bạn Quảng Hoa thân mến!

Làm việc chính đáng để tạo ra tài sản, quản lý và chi tiêu tài sản ấy một cách hợp lý nhằm thiết lập đời sống hạnh phúc, an vui là vấn đề được Đức Phật chú trọng trong giáo huấn cho hàng Phật tử tại gia.

Người Phật tử nỗ lực gầy dựng tài sản vì: 1- Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ. 2- Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ. 3- Các tai họa để trở thành trắng tay bị chặn đứng và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. 4- Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư thiên. 5- Vị ấy tổ chức cúng dường các vị Sa-môn, Bà-la-môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báo vô lượng ở cõi người, cõi trời (Kinh Tăng chi bộ II, chương 5, phẩm Vua Munda, phần Trở thành giàu). Như vậy, người Phật tử chí thú làm ăn không hẳn vì mình, mà vì nhiều người cùng những mục tiêu cao thượng khác.

Đức Phật dạy, muốn có hạnh phúc và an lạc trong hiện tại cần: “Đầy đủ tháo vát, đầy đủ phòng hộ, làm bạn với thiện, sống thăng bằng và điều hòa” (Kinh Tăng chi bộ III, chương 8, phẩm Gotamì, phần Dìghajànu – Người Koliya). Trong đó, “sống thăng bằng và điều hòa” tức “biết rõ tài sản nhập và xuất, sống một cách điều hòa, không quá phung phí và không quá bỏn sẻn”.

Rõ ràng, người Phật tử cần biết thật rõ về thu nhập và chi tiêu của bản thân cũng như gia đình để tự điều chỉnh, cân đối sao cho phù hợp nhất. Không phung phí vì sẽ dẫn đến thiếu hụt. Không quá bỏn sẻn vì tài vật do mình làm ra thì mình phải được thọ dụng. Cả hai cách phung phí và bỏn sẻn đều không hay, mất phước.

Về việc cân đối thu nhập và chi tiêu, Đức Phật dạy: “Người tích trữ tài sản/ Như cử chỉ con ong/ Tài sản được chồng chất/ Như ụ mối đùn cao/ Người cư xử như vậy/ Chất chứa các tài sản/ Vừa đủ để lợi ích/ Cho chính gia đình mình/ Tài sản cần chia bốn/ Ðể kết hợp bạn bè: Một phần mình an hưởng/ Hai phần dành công việc/ Phần tư, phần để dành/ Phòng khó khăn hoạn nạn” (Kinh Trường bộ II, Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt [Sigàlovàda], số 31).

Có thể xem đây là cách thức cân đối chi tiêu căn bản của người Phật tử. Toàn bộ tài sản do mình làm ra, “không quá phung phí và không quá bỏn sẻn”, chi tiêu có hoạch định với mục đích lợi mình và lợi người rất rõ ràng. “Một phần mình an hưởng” là chi tiêu cho đời sống (căn bản là ăn, mặc, ở, thuốc trị bệnh) của bản thân và gia đình. “Hai phần dành công việc”, có thể xem khoản này là những phần chi tiêu khác như tái đầu tư sản xuất hoặc kinh doanh, giao tế, từ thiện, cúng dường, tế lễ, v.v…

“Phần tư, phần để dành” là quỹ tiết kiệm, dự phòng cho những bất trắc như đau ốm, tai nạn, thiên tai và các biến động khác.

Dĩ nhiên hoạch định chi tiêu này chỉ mang tính quy ước, phù hợp với nền kinh tế nông nghiệp của xã hội Ấn Độ cổ đại, thời Đức Phật. Tuy vậy, hoạch định này cũng khá chính xác đối với những người sống trong các nước có nền kinh tế phát triển hiện nay, và có thể không mấy phù hợp với một số vùng có nền kinh tế yếu kém (thu nhập thấp, vật giá cao-không đủ ăn mặc thì làm sao có vốn để tái đầu tư hay để dành).

Rõ ràng, Đức Phật đã vô cùng thực tiễn khi thiết lập nền tảng kinh tế gia đình ổn định, cân đối thu chi một cách khoa học nhằm xây dựng hạnh phúc và an lạc trong hiện tại. Từ cơ sở này, người đệ tử Phật tại gia mới phát huy tuệ giác tu tập hướng đến thanh tịnh và giải thoát.

Chúc bạn tinh tấn!

Nguồn: giacngo.vn

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

Bài Học Đạo Lý

1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

24/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Thiền Sư Việt Nam Là Người Đầu Tiên Truyền Phật Pháp Vào Trung Hoa

19/04/2020
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Kinh Phật Hệ Nguyên Thủy Nói Rất Nhiều Về Chư Thiên

31/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

30/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Ăn Chay - Phóng Sanh

Cúng Mặn Cho Gia Tiên Có Thất Kính Với Phật?

29/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Ðiện Thoại Có Lưu Hình Phật, Bỏ Túi Mắc Tội Không?

28/12/2019

Bài mới

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

05/05/2025
Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

05/05/2025
Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

05/05/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

28/04/2025

Thông Báo

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Tân An: Lễ Huý Kỵ Ni Trưởng Thích Nữ Minh Liên lần thứ 5

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo