Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Phật có phải vạn năng hay không ?

by Lam Trương
25/10/2015
in Nhân Sanh - Thế Giới - Vũ Trụ Quan, Vấn Đáp

Chúng ta có thể lấy một câu để chứng minh trí tuệ và phúc đức của Phật là sâu hay nông, lớn hay nhỏ. Đó là câu “Vô tri thức toàn tri. Vô năng tức toàn năng”. Vô tri không giống như ngu si. Vô năng không giống như bất lực, hữu và vô là hai mặt của cùng một thể. Hữu có ở trong vô, vô bao hàm cả hữu. Chỉ có “Vô” mới có thể bao gồm toàn thể. Còn “Hữu”, dù sâu rộng to lớn như thế nào cũng đều là hữu hạn, không thể nào bao gồm tất cả được.

Phật là con người phúc đức, trí tuệ vẹn toàn cho nên không lấy hình tướng để hình dung được, cũng không thể lấy hữu vô để phán đoán được. Nếu lấy bản thân của Phật để nói, Phật là toàn thể, lấy toàn thể pháp giới làm thân cho nên gọi là pháp thân. Pháp giới có khắp mọi nơi mọi lúc, pháp thân hiện diện trong hết cả không gian, thời gian của pháp giới và sự cảm ứng của thiện căn chúng sinh nên tùy nơi, tùy thời, dưới những hình thức khác nhau mà biểu hiện thành hóa thân và đã là hóa thân thì phải cục bộ, chịu sự hạn chế của thời gian, không gian, không thể đại biểu cho toàn thể, không thể là toàn trí, toàn năng, mà chỉ có những chúng sinh có đủ thiện căn phúc đức mới có thể tiếp xúc và cảm nhận sự tồn tại của Pháp thân. Nhưng đó không là bản lai diện mục của Phật. Đó chỉ là kết quả cảm ứng của chúng sinh mà thôi. Vì vậy, kinh Pháp Hoa nói : “Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ở đời”. Cũng tức là nói, do thiện căn của chúng sinh ở cõi Sa-bà này cảm ứng mà Phật Thích Ca xuất hiện.

Vì vậy, kinh Pháp Hoa nói Phật Thích Ca là tích Phật. Tích Phật là hóa thân còn thân Phật đích thực là pháp thân và báo thân. Phật Thích Ca tất cả các hiện tượng như sinh, già, bệnh, chết và tu đạo, thành Phật, nhập diệt. Đương nhiên đó không phải là Phật thực sự, tức là chân Phật. Chân Phật là không có hình tướng, mà tức là hết thảy hình tướng. Cũng tương tự như “Thần” trong “phiếm thần luận”, nhưng lại khác. Thần trong phiếm thần luận hiện diện khắp mọi nơi, mọi lúc, thần được mọi người thương yêu nhưng thần không thể thương yêu người. Pháp thân của Phật cũng hạn chế chút nào có đầy đủ tất cả mọi sức mạnh của phúc đức và trí tuệ, có thể tiếp thu yêu cầu tất cả mọi chúng sinh và đáp ứng một cách thích đáng, nhưng vẫn như như bất động, không có tạo tác gì hết. Vì vậy, đứng về pháp thân và báo thân của Phật mà nói, Phật là đấng toàn tri, toàn trí năng, mà tức là vô tri vô năng. Đứng về hóa thân mà nói thì không như vậy. Sự toàn tri, toàn năng của Phật không giống như trí “thượng đế vạn năng” của thần giáo, Phật không phải là ông Vua trên một vạn ông Vua (vạn vương chi vương), Phật không thể thay đổi nghiệp lực của chúng sinh, mà chỉ có thể giáo hóa chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi vận mạng của mình, nhưng còn phải xem xét cả điều kiện của bản thân chúng sinh nữa. Trong kinh Phật, có ví dụ : Lòng từ bi của Phật như ánh sáng mặt trời chiếu khắp nơi, căn cơ chúng sinh không kể lớn hay nhỏ đều được ánh sáng mặt trời chiếu sáng, nhưng lợi ích tiếp thu được vẫn khác biệt rất nhiều giữa chúng sinh với nhau. Có người mới sinh ra đã mù cả hai mắt, tuy ở trong ánh sáng mặt trời mà không thấy ánh sáng mặt trời như thế nao ? Côn trùng sống dưới đất, và những vi sinh vật ở nơi tối tăm, tuy cũng trực tiếp hay gián tiếp cảm nhận được ánh sáng mặt trời, nhưng chúng không thể biết được lợi ích của ánh sáng mặt trời là thế nào ? Ngay cả khi Phật Thích Ca còn tại thế, tại những vùng được Ngài giáo hóa, cũng có rất nhiều người không biết Phật là ai ? Chư Phật ba đời, khi còn hành đạo Bồ Tát, đều phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh. Các Đức Phật tuy thành Phật rồi nhưng vẫn còn vô lượng chúng sinh chưa được nghe biết Phật pháp. Cho nên Phật không phải là toàn năng vậy.

Khi Phật còn tại thế, Người cũng nói là không thể độ thoát cho những chúng sinh vô duyên không chuyển được định nghiệp của chúng sinh. Vì vậy, khi Phật Thích Ca còn tại thế, tuy vua Lưu Ly xứ KoSaNa dấy binh tàn sát dòng họ Thích Ca, mà Người không có cách nào dùng phép thần thông để ngăn chận được vụ thảm sát. Nhưng Đức Phật có thể dùng Phật pháp dìu dắt chúng sinh tu thiện, tu phúc, trừ tai, miễn họa. Vì vậy nói là Phật độ chúng sinh nhưng thực ra là chúng sinh tự độ nếu không thì làm trái với quy luật nhân quả tự nhiên.

Nói về sự toàn trí của Phật, thì Người biết rõ quan hệ nhân duyên và nhân quả ba đời của tất cả chúng sinh, vì khác với chúng sinh, Phật không bị sự hạn chế xa, gần, rộng, hẹp của thời gian và không gian. Ở bất cứ nơi đâu và lúc nào, Phật cũng biết rõ tất cả và toàn thể.

Chúng sinh nhờ có trí nhớ mà biết được quá khứ, nhờ vào thần thông và cảm ứng, để biết được quá khứ và vị lai. Đức Phật nhờ sự thực chứng toàn bộ mà biết rõ tất cả, nhưng trong một thời điểm nhất định Người không thể thuyết minh tất cả. Đối với thời gian và không gian, sự hiểu biết của Phật là toàn diện và toàn bộ không có sự hạn chế xa gần hay rộng hẹp, Phật có thể nói về quá khứ và vị lai của bất cứ một chúng sinh nào, thế nhưng không thể nói hết được, dù có trải qua vô lượng vô kiếp. Vì vậy, chỉ trừ một số ít trường hợp ngoại lệ, được ghi trong kinh sách, còn thì Đức Phật không thể nói hết được quá khứ vị lai của mọi chúng sinh. Phật không nói nhiều đến chuyện vị lai và quá khứ, mà chỉ cần nắm bắt một niệm hiện tiền. Trên thực tế trong một niệm đó, đã bao hàm toàn bộ quá trình cho đến lúc chúng sinh thành Phật, kể cả tâm lý thể, nắm nguyên tắc lý thể đó, khai phát trí tuệ của tâm là có thể đạt tới mục đích toàn trí. Tuy Phật là toàn trí, nhưng không phải là vạn năng. Vì vậy cảnh giới của Phật gọi là không thể nghĩ bàn, không thể lấy tâm chúng sinh mà đo lường, dùng ngôn ngữ để bàn luận được

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

Bài Học Đạo Lý

1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

24/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Thiền Sư Việt Nam Là Người Đầu Tiên Truyền Phật Pháp Vào Trung Hoa

19/04/2020
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Kinh Phật Hệ Nguyên Thủy Nói Rất Nhiều Về Chư Thiên

31/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

30/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Ăn Chay - Phóng Sanh

Cúng Mặn Cho Gia Tiên Có Thất Kính Với Phật?

29/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Ðiện Thoại Có Lưu Hình Phật, Bỏ Túi Mắc Tội Không?

28/12/2019

Bài mới

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

05/05/2025
Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

05/05/2025
Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

05/05/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

28/04/2025

Thông Báo

Diễn văn Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2569 – DL.2025

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Tân An: Lễ Huý Kỵ Ni Trưởng Thích Nữ Minh Liên lần thứ 5

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo