Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Thiền & Tịnh

by Lam Trương
17/10/2018
in Căn Bản, Nhân Sanh - Thế Giới - Vũ Trụ Quan, Thiền Tông, Tịnh Tông, Vấn Đáp

HỎI:

Tôi tìm hiểu những cuốn sách Thiền đều nói người tu phải chủ yếu dựa vào tự lực, chuyển hóa tâm mình cho thanh tịnh, đến khi tuệ giác phát sinh mới thành tựu giải thoát. Nhưng theo cách viết của một số sách Thiền này thì người tu theo pháp môn Niệm Phật phải đạt đến “nhất tâm bất loạn” mới đảm bảo được giải thoát, vãng sanh. Còn nếu niệm Phật chưa được nhất tâm, chỉ dựa vào tha lực cầu vãng sanh thì không lấy gì đảm bảo. Ngược lại, khi tôi đọc một vài sách Tịnh độ thì cho rằng những người tu pháp môn Thiền chỉ dựa vào tự lực, nếu không thành tựu giải thoát, Niết-bàn trong đời này, kiếp sau tái sinh nhờ phước báo tu thiền sẽ sinh cõi trời, cõi người với phước báu sung sướng, có khi ham hưởng phước mà quên mất tu hành nên có thể đọa vào cảnh giới xấu ác ở những kiếp sau. Hiện tôi rất phân vân, xin quý Báo giúp tôi tháo gỡ những vướng mắc này.

(NHUẬN TẠNG, hoalongnhan@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Nhuận Tạng thân mến!

Thiền và Tịnh đều là một trong những pháp môn tu tập căn bản và chính thống của đạo Phật. Tu tập theo pháp môn nào thì cứu cánh vẫn là một, duy nhất, đó là giác ngộ và giải thoát. Các pháp môn chỉ là phương tiện để chứng đạt cứu cánh, mà phương tiện thì không nhất thiết phải giống nhau. Ví như để lên núi, du khách có thể sử dụng các phương tiện như trực thăng, cáp treo, đi bộ… Mỗi người tùy nhân duyên và hoàn cảnh của mình mà chọn một loại phương tiện nhưng đi theo cách nào thì sớm muộn gì cũng lên đến đỉnh núi.

Mỗi phương tiện hay mỗi pháp môn tu tập có một đặc điểm riêng, có thể tối thắng và thích hợp với người này nhưng ngược lại có thể không tối thắng và chẳng thích hợp với người kia. Cho nên đứng trên lập trường phương tiện hay pháp môn của mình để đánh giá tốt xấu, hay dở của các phương tiện hay pháp môn khác thì chắc chắn không tránh khỏi chủ quan, khập khiễng, sai lầm.

Có thể nói, luận điểm của hai hệ thống sách Thiền và Tịnh như bạn đã tìm hiểu và nêu ra là hoàn toàn đúng đắn theo tôn chỉ của mỗi tông phái; không tông phái nào nói sai cả. Đơn cử như Thiền tông luôn chủ trương tự lực, không dựa vào tha lực. Quan điểm tu tập của các hành giả Thiền tông luôn gắn liền với tự lực, dù ai tu theo pháp gì thì cũng không ngoài trình tự giới nghiêm, tâm định, tuệ sáng. Nên dù có tu pháp Niệm Phật thì cũng phải đạt “nhất tâm bất loạn” trở lên mới thành tựu vãng sanh (kinh A Di Đà đã nói điều này). Cũng vậy, Tịnh Độ tông chủ trương tu tập kết hợp tự lực và tha lực nhưng rất chú trọng ở chỗ thành tựu vãng sanh Cực lạc, dù có thể chưa thành tựu giải thoát tối hậu. Vãng sanh Cực lạc là quan trọng nhất, nếu chưa hoàn toàn giải thoát thì về đó sẽ tu tiếp cho đến ngày thành Phật mà hoàn toàn không sợ đọa lạc vì đã vào cảnh giới “bất thối chuyển”. Đứng trên lập trường này, các hành giả Tịnh độ khá quan ngại cho những ai tu tập mà chưa vào được “bất thối chuyển”, như người tu Thiền và các pháp môn khác mà chưa thành tựu giải thoát chẳng hạn, nếu tâm bồ-đề không vững chắc thì kiếp sau có thể ham hưởng phước mà xao lãng chuyện tu hành dẫn đến thối đọa.

Tóm lại, đối với những luận điểm của một số cách Thiền và Tịnh như đã nêu, chúng ta nên nhận thức theo hướng đó là sự khẳng định lập trường tu tập của mỗi phái chứ không phải là sự công kích hay bài bác lẫn nhau. Vì pháp môn là phương tiện, tất nhiên có tính tương đối, nên mỗi hành giả tùy nhân duyên của mình mà lãnh nhận và thọ trì. Mọi sự đối chiếu, so sánh giữa các pháp môn trong Phật giáo đều không mang hàm ý phân biệt hơn thua, cao thấp; bởi đó cũng là phương tiện để củng cố lập trường của bản phái nhằm tăng thêm sự tinh tấn tu học của mỗi hành giả mà thôi.

Chúc bạn tinh tấn!

Nguồn: giacngo.vn
ShareTweetPin

Bài Liên Quan

Bài Học Đạo Lý

1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

24/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Thiền Sư Việt Nam Là Người Đầu Tiên Truyền Phật Pháp Vào Trung Hoa

19/04/2020
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Kinh Phật Hệ Nguyên Thủy Nói Rất Nhiều Về Chư Thiên

31/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

30/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Ăn Chay - Phóng Sanh

Cúng Mặn Cho Gia Tiên Có Thất Kính Với Phật?

29/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Ðiện Thoại Có Lưu Hình Phật, Bỏ Túi Mắc Tội Không?

28/12/2019

Bài mới

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

05/05/2025
Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

05/05/2025
Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

05/05/2025
VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

30/04/2025
Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết chúc mừng Đại lễ Phật đản 

28/04/2025

Thông Báo

Cần Đước: Ban Trị sự GHPGVN huyện trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản ( pl 2569 – dl 2025)

Cần Đước: Ban Trị sự tổ chức phiên chợ 0 đồng – đón mừng đại lễ Phật đản.

Long An: Ban Trị sự Tổ chức lễ Tưởng Niệm Anh Linh Anh Hùng Liệt Sĩ – Trai đàn Chẩn tế Siêu độ.

Tân An: Lễ Huý Kỵ Ni Trưởng Thích Nữ Minh Liên lần thứ 5

PHẬT GIÁO TỈNH LONG AN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

VAI TRÒ CỦA TỨ NHIẾP PHÁP TRONG HOẰNG PHÁP THỜI ĐẠI MỚI

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo