Phật Giáo Long An
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo
No Result
View All Result
Phật Giáo Long An
No Result
View All Result

Chùa Nào Cũng Tu Được

by Lam Trương
29/04/2018
in Căn Bản, Vấn Đáp

HỎI: Tôi là Phật tử thường hay đi tụng kinh và nghe pháp. Mỗi tối, tôi thường đến chùa gần nhà tụng kinh. Nhưng lúc này do đi công tác xa nên tôi cố gắng tìm một ngôi chùa gần chỗ làm việc để mỗi tối đến tụng niệm.

HỎI: Tôi là Phật tử thường hay đi tụng kinh và nghe pháp. Mỗi tối, tôi thường đến chùa gần nhà tụng kinh. Nhưng lúc này do đi công tác xa nên tôi cố gắng tìm một ngôi chùa gần chỗ làm việc để mỗi tối đến tụng niệm. Có điều, những ngôi chùa ở nơi đây hầu hết đều theo truyền thống Phật giáo Nam tông (Theravada), cách thức và nghi lễ cũng không giống như những ngôi chùa ở quê nhà (theo Bắc tông). Tôi đang bối rối không biết phải làm cách nào? Có nhất thiết phải tìm một ngôi chùa theo truyền thống Phật giáo Bắc tông để tụng niệm, tu tập không? Xin quý Báo hướng dẫn và giải thích cho tôi được rõ. (anhmy96…@yahoo.com.vn)

ĐÁP: Bạn anhmy… thân mến!

Trong việc tu tập của người Phật tử, mỗi tối đều đến chùa lễ Phật, tụng kinh là việc vô cùng cần thiết. Sau một ngày làm việc mệt nhọc với vô số lo toan phiền toái, tối đến chùa để thanh lọc, tịnh dưỡng thân tâm và tiếp thêm năng lượng từ bi hỷ xả để thiết lập một đời sống an lành. Với nhịp sống hối hả, nhiều thay đổi chỗ ở và việc làm như hiện nay mà bạn vẫn gắng tìm về nương tựa ba ngôi Tam bảo để tu tâm dưỡng tánh, điều ấy thật đáng trân trọng.

Ở nước ta, có hai truyền thống Phật giáo lớn là Bắc tông và Nam tông. Trong truyền thống Phật giáo Nam tông có phái Phật giáo Nam tông người Khmer và Phật giáo Nam tông của người Việt. Chùa chiền của Phật giáo Nam tông có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Trung và miền Nam, riêng các chùa Phật giáo Nam tông người Khmer đa phần tập trung ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Dù mỗi chùa theo các truyền thống hay hệ phái Phật giáo khác nhau có cách thức hành lễ và tụng niệm khác biệt nhưng vẫn đồng nhất là tôn thờ Phật Thích Ca và tu tập, thực hành theo những lời dạy của Ngài. Vì thế, hàng Phật tử có thể tu tập, nghe pháp ở bất cứ ngôi chùa nào, thuộc bất kỳ truyền thống nào mà không có gì trở ngại cả.

Vì thế, nếu như quanh vùng bạn công tác không có ngôi chùa Phật giáo Bắc tông nào thì bạn hãy tìm đến ngôi chùa Nam tông nào gần nhất để tu niệm. Trước hết, bạn nên đến chùa gặp vị sư cả (trú trì) hay bất kỳ vị sư nào, trình bày hoàn cảnh và tâm nguyện muốn đến chùa tu học trong thời gian công tác ở địa phương. Sau đó, đến giờ làm lễ, bạn cứ theo các Phật tử lễ bái, tụng niệm một cách bình thường. Nếu là chùa Phật giáo Nam tông người Việt thì có nghi thức tụng niệm hay kinh tụng bằng tiếng Việt, có thể tụng niệm theo một cách dễ dàng (gần giống chùa Bắc tông). Trong trường hợp ngôi chùa ấy thuộc Phật giáo Nam tông người Khmer (tụng kinh bằng tiếng Khmer hoặc Pàli) thì sau khi lễ Phật xong, bạn ngồi yên trì niệm danh hiệu Phật.

Vấn đề cốt tủy khi đến chùa không phải là tụng kinh (tụng hay hoặc dở, tụng được hoặc không) mà là lắng lòng hướng đến Tam bảo, tịnh hóa thân tâm. Các Phật tử nói chung, trong khi tham gia các khóa lễ ở những nơi mà phương thức hành lễ cùng với cách thức tụng niệm không giống với truyền thống của chùa mình thì cách hay nhất là ứng dụng pháp môn Quán tượng niệm Phật. Đảnh lễ Tam bảo xong, ngồi ngay thẳng, mắt nhìn lên tôn tượng Đức Bổn Sư-Phật Thích Ca, buông bỏ tất cả những tạp niệm, hướng tâm nhìn ngắm tôn dung Phật với tất cả lòng thành kính nhất, miệng thầm niệm Nam mô Phật Thích Ca Mâu Ni (hay Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật) liên tục, không gián đoạn trong suốt khóa lễ.

Vậy thì thay vì tụng kinh nhưng do một số khác biệt về nghi lễ nên bạn niệm Phật. Hiệu quả thanh tịnh tâm của việc tụng kinh và niệm Phật không khác gì nhau. Khi tham gia tụng hoặc niệm như thế, thân ngay thẳng trang nghiêm được thanh tịnh, miệng tụng đọc giáo pháp hay niệm Thánh hiệu Phật nên thanh tịnh và tâm tư chuyên nhất vào tụng niệm nên không tán loạn và được thanh tịnh. Ít nhất là trong thời gian làm lễ, ba nghiệp thân miệng và ý của chúng ta được thanh tịnh. Ba nghiệp thanh tịnh chính là kết quả tu tập thiết thực nhất mà mỗi người đều cảm nhận được.

Như vậy, vấn đề là ở chỗ chọn pháp môn tu thích hợp với hoàn cảnh. Cho nên hàng Phật tử vào bất cứ chùa nào, ở bất cứ đâu cũng đều tu tập được mà không hề gặp khó khăn hay trở ngại. Ngoài ra, sự tham dự tu tập ở những ngôi chùa khác nhau cũng là một cơ hội tốt để học tập thêm những điều hay và mới lạ ở các truyền thống khác, mà đôi khi chùa mình không có.

Chúc bạn tinh tấn!

Nguồn: giacngo.vn

ShareTweetPin

Bài Liên Quan

Bài Học Đạo Lý

1000 Năm Trước, Đức Phật Di Lặc Chuyển Sinh Cõi Nhân Gian Nhưng Người Đời Không Hay Biết

24/04/2020
Bài Học Đạo Lý

Thiền Sư Việt Nam Là Người Đầu Tiên Truyền Phật Pháp Vào Trung Hoa

19/04/2020
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Kinh Phật Hệ Nguyên Thủy Nói Rất Nhiều Về Chư Thiên

31/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Cầu Nguyện & Linh Ứng Có Mâu Thuẫn Với Nhân Quả?

30/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Ăn Chay - Phóng Sanh

Cúng Mặn Cho Gia Tiên Có Thất Kính Với Phật?

29/12/2019
Chùm hình lễ ngày cuối khoá tu mùa hè ” Hiểu và Thương” lần 3 ngày cuối
Căn Bản

Ðiện Thoại Có Lưu Hình Phật, Bỏ Túi Mắc Tội Không?

28/12/2019

Bài mới

Xã Đức Huệ: Công Bố Quyết Định Thành Lập & Bổ Nhiệm Ban Quản Trị Tịnh Thất Liên Hoa

Xã Đức Huệ: Công Bố Quyết Định Thành Lập & Bổ Nhiệm Ban Quản Trị Tịnh Thất Liên Hoa

06/07/2025
Chùa Thiên Châu và các Tự viện tỉnh Tây Ninh đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an 

Chùa Thiên Châu và các Tự viện tỉnh Tây Ninh đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an 

01/07/2025
Phật giáo tỉnh tổ chức Lễ Tri ân, trao quyết định dừng hoạt động Ban Trị sự GHPGVN huyện, thị xã, thành phố và công cử nhân sự đại diện Phật giáo xã, phường.

Phật giáo tỉnh tổ chức Lễ Tri ân, trao quyết định dừng hoạt động Ban Trị sự GHPGVN huyện, thị xã, thành phố và công cử nhân sự đại diện Phật giáo xã, phường.

28/06/2025
Cần Đước: Lễ Công bố quyết định công nhận Điểm sinh hoạt tập trung Tôn giáo Quan Âm

Cần Đước: Lễ Công bố quyết định công nhận Điểm sinh hoạt tập trung Tôn giáo Quan Âm

27/06/2025
Đức Hòa: Chùa Linh Nguyên và chùa Pháp Minh Khánh thành công trình thể dục thể thao

Đức Hòa: Chùa Linh Nguyên và chùa Pháp Minh Khánh thành công trình thể dục thể thao

25/06/2025

Thông Báo

Xã Đức Huệ: Công Bố Quyết Định Thành Lập & Bổ Nhiệm Ban Quản Trị Tịnh Thất Liên Hoa

Phường Long An: Chùa Long Phước Khai mạc Khóa tu mùa hè lần thứ 16 năm 2025

Chùa Thiên Châu và các Tự viện tỉnh Tây Ninh đồng loạt cử chuông cầu quốc thái dân an 

Đức Huệ: Công Bố Quyết Định Thành Lập & Bổ Nhiệm Ban Quản Trị Chùa Thiên Phước.

Đức Hòa: Lễ công bố điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung Đại Bi Tùng Lâm

Bến Lức: Lễ công bố Điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung Hương Lâm

Trang tin điện tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Thực hiện: Ban Thông tin Truyền thông – Ban Trị Sự Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Long An

Chịu trách nhiệm nội dung: Hòa Thượng Thích Minh Thiện

Liên hệ

Địa chỉ : Chùa Thiên Châu(Văn Phòng Ban Trị Sự) 101 Huỳnh Văn Nhứt, P.3, TP. Tân An, Tỉnh Long An

Điện thoại: (072) 383 9017 – Email: lienhe@phatgiaolongan.org

Hỗ trợ bởi Phạm Trương

Mạng Xã Hội

Phật Giáo Long An

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn bản
  • Tin Tức
    • Phật Giáo Long An
    • Phật Giáo Trong Nước
  • Ban ngành
    • Tăng sự
    • Giáo dục Phật giáo
    • Hoằng pháp
    • Hướng dẫn Phật tử
    • Văn hóa
    • Nghi lễ
    • Từ thiện Xã hội
    • Thông tin Truyền thông
    • Pháp chế
    • Kiểm soát
    • Phật giáo Quốc tế
  • Huyện Thị
    • Tp Tân An
    • Bến Lức
    • Cần Đước
    • Cần Giuộc
    • Châu Thành
    • Đức Hòa
    • Đức Huệ
    • Tân Thạnh
    • Tân Trụ
    • Thủ Thừa
    • Thạnh Hóa
    • Mộc Hóa
    • Vĩnh Hưng
  • Bài Học Đạo Lý
  • Vấn Đáp
    • Ăn Chay – Phóng Sanh
    • Căn Bản
    • Nhân Sanh – Thế Giới – Vũ Trụ Quan
    • Giới Luật
    • Nghi Thức
    • Lịch Sử Phật Giáo
    • Tịnh Tông
    • Thiền Tông
    • Tịnh Tông
    • Mật Tông
  • Lịch sử -Tự viện
  • Pháp âm – Kinh sách
  • Thông báo