Thiên tượng dị thường báo trước thiên tai
Đường Khai Nguyên năm thứ 5 (717), quan viên phụ trách thiên văn lịch pháp bí mật tấu với Đường Huyền Tông rằng: “Thiên tượng dị thường, xuất hiện dấu hiệu tai biến, nó rất nghiêm trọng.” Huyền Tông nghe xong kinh hãi, liền hỏi: “Là tai nạn gì?” Vị quan viên này đáp: “Thiên tượng cho thấy 30 danh sĩ bị chết oan cùng ngày, cùng số người đậu tiến sĩ hôm nay vừa vặn tương đồng.”
Năm đó, có một người đậu tiến sĩ gọi là Lý Mông, cũng chính là phò mã của Đường Huyền Tông, chồng Công Chúa. Hoàng Thượng không tiết lộ thiên cơ, chỉ là đem chuyện này bí mật khuyên nhủ Công Chúa: Mấy hôm nay mỗi khi có trò chơi, ăn mừng, hay yến hội lớn, con nhất định phải để chồng con ở nhà, không thể để nó tham gia.
Công Chúa trở về Chiêu Quốc, giữ Lý Mông trong nhà. Một ngày, trên sông tổ chức hoạt động ăn mừng cỡ lớn, chiêng trống nhạc chuông nhộn nhịp, tiếng hát từ xa vọng đến. Khúc Giang đang qua mùa lũ lụt, mấy chiếc thuyền lớn kết nối với nhau, toàn bộ tiến sĩ tân khoa đều tụ tập ăn mừng trên thuyền.
Lý Mông trong nhà nghe thấy tiếng chiêng trống, tiếng nhạc, âm thanh huyên náo bên ngoài, kiềm chế không được, lén lút trèo tường nhảy ra, đi thẳng đến du thuyền, chung quanh đã có rất nhiều người tụ tập vui vẻ quan sát. Vừa mới leo lên thuyền, thuyền chạy nhanh xa bờ, gió bão chợt nổi lên, du thuyền lập tức lật chìm, nhạc kỹ, người chèo thuyền, và ba mươi tiến sĩ trên thuyền không ai sống sót.
Từ điều ghi lại trong quyển sách này có thể nhìn ra, Tư Thiên Giám quan sát thiên tượng xuất hiện dị thường, sẽ có 30 tiến sĩ chết oan cùng ngày, về sau quả thật đã ứng nghiệm. Người xưa cho rằng, thiên tượng biến hóa cùng sự việc phát sinh ở nhân gian là có quan hệ cảm ứng, tư tưởng Thiên Nhân cảm ứng này, là một điều trong văn hóa truyền thống mấy ngàn năm của người Trung Hoa. Nhưng ở Trung Quốc ngày nay, lại bị cho là hiện tượng mê tín.
Thật ra, Mao Trạch Đông đã phổ biến vô thần luận và thuyết duy vật ở Trung Quốc, nhưng bản thân ông cũng tin tưởng Thiên Nhân cảm ứng, chỉ là không cho thủ hạ và người dân biết, bởi vì nếu không sẽ bất lợi đối với lý luận giành quyền thống trị của ông thời đó.
Mao Trạch Đông và trận mưa thiên thạch
Buổi chiều ngày 8/3/1976, khu Cát Lâm ở Đông Bắc Trung Quốc đã xảy ra một lần mưa thiên thạch hiếm thấy.
“Ba khối thiên thạch lớn nhất, mỗi khối nặng hơn 100kg, khối lớn nhất nặng 1770kg, vượt xa thiên thạch lớn nhất mà nước Mỹ đã sưu tầm được trên thế giới (1.078kg). Lần mưa thiên thạch này, dù là số lượng, trọng lượng, hay phạm vi bao phủ, đều là điều hiếm thấy trên thế giới…”
Sau khi y tá Tiểu Mạnh đọc cho Mao Trạch Đông nghe trên giường bệnh, “Mao Trạch Đông bị một loại cảm xúc bao phủ, trên mặt của ông hiện ra một loại suy nghĩ, bất an, kích động.”
Tiểu Mạnh liền hỏi: “Chủ tịch, vì sao bầu trời lại rơi xuống nhiều đá như vậy? Cũng thật là trùng hợp, lại không gây ra thương tích.” Mao Trạch Đông như có điều suy nghĩ rồi trả lời vấn đề của Tiểu Mạnh: “Loại chuyện này, trong lịch sử đã có thể thấy nhiều lần, sử sách triều Minh ghi lại không ít, dã sử càng nhiều hơn.”
Y tá Tiểu Mạnh nói: “Tôi không tin, Ngài tin sao?” Mao Trạch Đông nói: “Ta tin, Trung Quốc có một học thuyết, gọi là Thiên Nhân cảm ứng. Nói rất đúng những biến hóa ở nhân gian, sẽ có thiên nhiên bày tỏ, cấp dự báo cho mọi người, cát có điềm lành, hung có điềm xấu.”
Mao Trạch Đông nói đến đây, thoáng ngừng một chút, sau đó lại nói tiếp: “Trời sinh ra động đất, đá từ trên trời rơi xuống, chính là muốn người chết đó. Gia Cát Lượng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, khi Triệu Vân chết, đều từng rơi xuống đá, từng gãy cột cờ. Nhân vật lớn, danh nhân, thật sự không giống người thường, chết cũng chết thật sinh động, không giống lúc bình thường. Ta nói những điều này, cô có tin không?”
Tiểu Mạnh liếc nhìn chủ tịch Mao, không cần suy nghĩ mà trả lời: “Tôi vẫn không tin, những thứ kia hết thảy đều là mê tín, là người xưa nói bừa thôi.” Mao Trạch Đông không trả lời ngay, ông trầm tư một chút, nói: “Người xưa vì sao phải bịa tạo ra những thứ này chứ?”
Sách lịch sử cổ đại Trung Quốc đều có ghi lại, lúc Hoàng Đế hoặc trọng thần qua đời, thường thường đều có dấu hiệu, ví dụ như có sao băng lớn rơi, xuất hiện sao chổi, động đất…
Ở Trung Quốc cận đại, cũng có dấu hiệu: ngày 12/3/1925, Đại Lý Vân Nam phát sinh động đất 7.1 độ Richter, ngày 5/4/1975 Tưởng Giới Thạch qua đời.
Ngày 8/3/1967, ở Cát Lâm Trung Quốc rơi xuống một trận mưa thiên thạch lớn nhất cho đến ngày nay, thiên thạch lớn nhất hơn 1.7 tấn, là sao băng lớn rơi.
Ngày 28/7/1976 động đất ở Đường Sơn, hơn 20 vạn người tử vong, là trận động đất gây thiệt hại lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mao Trạch Đông thì chết vào ngày 9/9/1976, cũng là ứng theo lời tiên tri của ông: “Trời gây động đất, đá từ trên trời rớt xuống, chính là muốn người chết đó.”
Tác giả: Thái Nguyên